Thủ tướng: "Thành quả năm 2024 phải nhiều hơn, bao trùm hơn, toàn diện hơn"

VOV.VN - Sáng nay 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ ngành thành viên Chính phủ, Quốc hội, một số lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình kinh tế -xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực, nhiều lĩnh vực tháng 7 đạt kết quả cao hơn tháng 6 và tính chung 7 tháng tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023.

Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.  Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,48% so với tháng 6; bình quân 7 tháng tăng 4,12%.  Tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định; An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; Lĩnh vực du lịch phục hồi mạnh, vượt cùng kỳ trước đại dịch: Khách quốc tế tháng 7 đạt gần 1,15 triệu lượt; tính chung 7 tháng đạt gần 10 triệu lượt, tăng 51% so với cùng kỳ 2023 và tăng 1,9% so với cùng kỳ 2019 trước khi có đại dịch Covid-19.

Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Trong đó, ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 lên 6%; Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 dự báo tăng 6,3%; HSBC dự báo tăng 6,5%...

Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận cho ý kiến tình hình triển khai các nhiệm vụ trong tháng 7 và 7 tháng năm 2024; Tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; Tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng tháng 7 năm 2024; một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 và thời gian tới; việc điều chỉnh lãi suất cho vay của Chương trình cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2023.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính xúc động chia sẻ: "Chúng ta đi qua tháng 7 trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào, đồng chí cả nước trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, kiên trung, có uy tín lớn, trọn đời bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta". Các thành viên Chính phủ đã dành một phút tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng cho biết, ngày 3/8, Trung ương đã thống nhất bầu đồng chí Tô Lâm làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với tỷ lệ tuyệt đối 100%. 

Về một số điểm nổi bật của tháng 7 và 7 tháng Thủ tướng cho biết, tình hình thế giới có những dấu hiệu tích cực, nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu; Lạm phát tiếp tục xu hướng giảm; Nhiều ngân hàng trung ương tiến hành cắt giảm lãi suất.

Tình hình KTXH tháng 7 tiếp tục xu hướng tích cực, đạt kết quả tốt hơn tháng 6, tính chung 7 tháng tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Nổi bật là công tác chỉ đạo điều hành về cơ bản có kinh nghiệm hơn, chủ động, linh hoạt, phù hợp, sát thực tiễn hơn; Tăng trưởng được thúc đẩy ở cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; Các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực; nhiều vấn đề tồn đọng được tập trung tháo gỡ; An sinh xã hội được bảo đảm. Các lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, đào tạo được quan tâm phát triển và có nhiều kết quả tốt; Chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên.

Bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản, Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế, bất cập và khó khăn, thách thức như sức ép chỉ đạo điều hành còn cao, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỷ giá; Tình hình SXKD một số lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao; Vẫn còn tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết; An ninh, trật tự tiềm ẩn rủi ro; Kỷ luật, kỷ cương có lúc có nơi còn chưa nghiêm, tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, né tránh trách nhiệm…

Đồng thời Thủ tướng cũng chỉ rõ nhưng nguyên nhân kết quả đạt được và nguyên nhân hạn chế, tồn tại và chỉ rõ 5 bài học kinh nghiệm trong đó nhấn mạnh: "Phải tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cơ quan, đơn vị, trong cả hệ thống chính trị và toàn dân; quán triệt, triển khai sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; Nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nhất là người đứng đầu từ Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đến lãnh đạo các địa phương; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, tự lực, tự cường, gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Phân công nhiệm vụ, giao việc phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả. Chú trọng hơn nữa công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự phấn khởi, phát huy ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm, nỗ lực vươn lên."

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 8, từ nay đến cuối năm và thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ mục tiêu: "Mục tiêu chúng ta là phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát trong giới hạn Quốc hội cho phép; thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo cân đối để có thặng dư cao hơn; kiểm soát tốt nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách. Vấn đề thứ hai, chúng ta phải đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia. Muốn được đảm bảo được mục tiêu này thì tháng sau phải tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, năm 2024 thành quả thu được  phải nhiều hơn, bao trùm hơn, toàn diện hơn năm 2023. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các cấp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình nắm chắc tình hình, các quan điểm chỉ đạo của Đảng, các nghị quyết Quốc hội, nghị quyết của Chính phủ để chủ động theo thẩm quyền, phản ứng chính sách kịp thời và tổ chức hiệu quả theo thẩm quyền. Tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh và cần có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó. Tôi đề nghị quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt có trọng tâm trọng điểm. Khi phân công phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả, đồng thời với đó là kiểm tra, giám sát thường xuyên, làm công tác thi đua, khen thưởng kịp thời và xử lý vấn đề kịp thời".

Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương cần theo dõi sát, nắm chắc tình hình quốc tế, trong nước để có phản ứng chính sách, giải pháp kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực với tinh thần: Quyết tâm cao độ, nỗ lực hết mình, hành động quyết liệt, bảo đảm hiệu quả, thực chất, phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024. Phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả để kịp thời kiểm tra giám sát, khen thưởng và kỷ luật.

Thủ tướng đề nghị, từng bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết của Đảng; kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt; các nghị quyết của Quốc hội; chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; Có cơ chế, chính sách hiệu quả thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới nhất là về thể chế, cơ chế, chính sách; phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực giá trị gia tăng, công nghệ như chíp bán dẫn, AI…

Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; Tiếp tục tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài; Chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống Nhân dân; trong đó yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thông, Tài nguyên và Môi trường, các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, bão lũ, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại. Làm tốt công tác hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai; bảo đảm xuất cấp gạo kịp thời hỗ trợ kịp thời, không để ai bị đói.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; Tăng cường quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội và khí thế phấn khởi, nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn xã hội.

Tích cực triển khai các nhiệm vụ của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội phục vụ Đại hội XIV của Đảng, bảo đảm tiến độ, chất lượng; chuẩn bị chu đáo phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến đến Đại hội XIV của Đảng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024

VOV.VN - Sáng nay 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024. Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ ngành thành viên Chính phủ, Quốc hội, một số lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024

VOV.VN - Sáng nay 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024. Cùng dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ ngành thành viên Chính phủ, Quốc hội, một số lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng chỉ đạo chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
Thủ tướng chỉ đạo chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai

VOV.VN - Trước tình trạng thiên tai diễn biến bất thường, khó dự báo, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

Thủ tướng chỉ đạo chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai

Thủ tướng chỉ đạo chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai

VOV.VN - Trước tình trạng thiên tai diễn biến bất thường, khó dự báo, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

Dư luận Ấn Độ đánh giá cao chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Dư luận Ấn Độ đánh giá cao chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

VOV.VN - Chuyến thăm này của Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định Ấn Độ coi Việt Nam là trụ cột không thể thiếu trong Chính sách Hành động Hướng Đông và là đối tác quan trọng trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.

Dư luận Ấn Độ đánh giá cao chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Dư luận Ấn Độ đánh giá cao chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

VOV.VN - Chuyến thăm này của Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định Ấn Độ coi Việt Nam là trụ cột không thể thiếu trong Chính sách Hành động Hướng Đông và là đối tác quan trọng trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.