Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mông Cổ

VOV.VN - Chuyến thăm Mông Cổ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là dịp để hai nước trao đổi những phương hướng hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ.

Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ts. Elbegdor và Thủ tướng Mông Cổ J. Erdenebat, hôm nay (13/7) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức Mông Cổ và tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 11 tại thủ đô Ulanbator, Mông Cổ từ ngày 13 - 16/7/2016.

Chuyến thăm là dịp để hai nước trao đổi những phương hướng hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ cũng như tăng cường hơn nữa vị thế vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thủ đô Ulanbator, Mông Cổ

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (17/11/1954), Mông Cổ là một trong những nước bạn bè luôn sát cánh cùng Việt Nam trong công cuộc giành độc lập dân tộc. Mông Cổ luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á, là cầu nối để Mông Cổ tăng cường quan hệ với các nước ASEAN.

Về phần mình, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị hợp tác với nước bạn Mông Cổ, coi Mông Cổ là đối tác quan trọng ở châu Á.

Trên tinh thần ấy, Việt Nam và Mông Cổ thường xuyên duy trì các hoạt động trao đổi đoàn các cấp. Đáng chú ý có chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11/2013 của Tổng thống Mông Cổ Ts Elbegdor. Kể từ năm 1979, Việt Nam-Mông Cổ đã tiến hành 15 kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ, thúc đẩy hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ.

Minh chứng cụ thể là hai nước đã ký kết nhiều hiệp định về văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật. Một hoạt động nhiều dấu ấn là năm 2009, Việt Nam-Mông Cổ đã đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai trương Trung tâm Văn hóa Hồ Chí Minh tại trường Trung học số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Ulanbator-. Chính sự kết nối về văn hóa-xã hội suốt chiều dài lịch sử quan hệ hai nước đã giúp người dân hai nước thêm hiểu nhau, đoàn kết và gắn bó.

Tuy vậy, trong hợp tác kinh tế và thương mại, kết quả chưa như kỳ vọng. Việt Nam là cửa ngõ giúp hàng hóa Mông Cổ vào thị trường ASEAN, nhưng cho đến năm ngoái, kim ngạch thương mại hai nước mới chỉ đạt gần 35 triệu USD. Lý do chính là vận chuyển hàng hóa hai chiều còn khó khăn, chi phí cao và chưa có đường bay trực tiếp từ Việt Nam sang Mông Cổ. 

Vì thế, chuyến thăm chính thức Mông Cổ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lần này là dịp để hai nước trao đổi những phương hướng và biện pháp thiết thực, hiệu quả, vừa duy trì mối quan hệ chính trị, vừa thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nước cả về kinh tế, nông nghiệp, văn hóa và giáo dục.

Sau khi thăm chính thức Mông Cổ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 11 diễn ra tại Ulanbator trong hai ngày 15-16/7/2016.

Với chủ đề “20 năm ASEM: Quan hệ đối tác vì tương lai thông qua kết nối”, Hội nghị Cấp cao ASEM 11 đánh dấu mốc 20 năm thành lập, trong đó có đánh giá hai thập kỷ quan hệ đối tác và định hướng hợp tác cũng như Kết nối Á-Âu.

Có thể khẳng định sau hai thập kỷ tham gia ASEM, Việt Nam luôn là thành viên tích cực. Điều đó thể hiện ở việc Việt Nam đã đề xuất 22 sáng kiến và đồng bảo trợ 25 sáng kiến, trở thành một trong những thành viên tích cực nhất của Diễn đàn này.

Và để cụ thể hóa đường lối đối ngoại rộng mở mà Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra, năm 2016, Việt Nam tham gia Diễn đàn ASEM với nhiều điểm nhấn quan trọng. Trong đó có “Hội nghị tăng cường quan hệ đối tác Á-Âu toàn diện trong thế kỷ 21” diễn ra hồi tháng 4 vừa qua tại Hà Nội; đề xuất hướng giải quyết cho hai lần mở rộng ASEM và cùng các thành viên thông qua nhiều văn kiện và quyết định quan trọng mang tính định hướng trong tiến trình hợp tác ASEM như “Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ Đối tác kinh tế ASEM chặt chẽ hơn”.

Tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 11 lần này là cơ hội giúp Việt Nam tiếp tục tích cực triển khai mạnh mẽ chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá; thúc đẩy triển khai nhiều sáng kiến mà Việt Nam đi đầu khởi xướng trong ASEM... Sự tham gia tích cực, hiệu quả của Việt Nam các thành viên khác trong ASEM đã, đang và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ kết nối giữa hai khu vực Á-ÂU; thúc đẩy hoà bình, thịnh vượng và ổn định vì lợi ích của người dân thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn JA Solar - Trung Quốc
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn JA Solar - Trung Quốc

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Cận Bảo Phương, Chủ tịch Tập đoàn JA Solar (Trung Quốc) đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.  

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn JA Solar - Trung Quốc

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn JA Solar - Trung Quốc

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Cận Bảo Phương, Chủ tịch Tập đoàn JA Solar (Trung Quốc) đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.  

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm VP Thủ tướng Lào
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm VP Thủ tướng Lào

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Lào Phết Phôm-phi-phác đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm VP Thủ tướng Lào

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm VP Thủ tướng Lào

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Lào Phết Phôm-phi-phác đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.