Tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIV làm việc với Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM

VOV.VN - Sáng 18/7, Đoàn Tiểu ban Văn kiện do ông Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Tổ trưởng Tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIV, làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.

 

Phát biểu tại buổi làm việc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đặt ra 3 vấn đề cần, không chỉ cho TP.HCM mà còn cho cả TP. Hà Nội và các trung tâm của Vùng.

Theo ông Phan Văn Mãi, TP.HCM từng là cái nôi của nhiều phát kiến, nhưng hai nhiệm kỳ vừa qua, thành phố cứ phải loay hoay xử lý những vấn đề tồn đọng. Lỗi đầu tiên là của Đảng bộ Thành phố, nhưng vai trò của Trung ương có hay không ở vấn đề này?

TP.HCM đang mất đà, một trong những nguyên nhân là do chúng ta không kịp thời nhận diện, giải quyết. Nếu vấn đề này còn tiếp diễn và không được giải quyết thì chúng ta còn phải trả giá thêm nhiệm kỳ nữa, thậm chí là mất, và cái mất lớn nhất là vị trí, vai trò của TP.HCM.

Nêu ví dụ định hướng của Bộ Chính trị với TP.HCM bằng Nghị quyết 31 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ông Phan Văn Mãi cho rằng, TP.HCM, TP. Hà Nội và các trung tâm vùng rất cần sự quan tâm của Trung ương. Sự quan tâm ở đây, không phải mỗi năm, các địa phương được sử dụng bao nhiêu tiền, mà sự quan tâm ở đường lối, định hướng, sự đầu tư và thông qua các cuộc làm việc hàng năm… Ông Phan Văn Mãi cho rằng: Chúng ta đang thực hiện "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" nhưng lại điều hành theo cơ chế "xin-cho".  

Dù TP.HCM có Nghị quyết 131 về chính quyền đô thị, TP. Hà Nội có Luật Thủ đô nhưng đều là những chiếc áo chật so với sự phát triển. Bởi vậy, theo ông Mãi cần phải có thể chế vượt trội cho các địa bàn, các ngành trọng điểm: "Qua đại dịch Covid 19, chúng ta cần có cách ứng xử với những tình huống bất thường. Chúng ta qua Covid rồi, chúng ta đã trải nghiệm rất sâu sắc rồi. Lúc Covid, chúng ta nói không thể lấy những quy định ở trạng thái hòa bình để ứng xử với chiến tranh, tình huống bất khả kháng. Nhưng sau Covid, chúng ta vẫn quay trở lại áp dụng giải quyết các vấn đề bất thường bằng những quy định bình thường. Bài học này nếu không sửa, chúng ta sẽ phải trả giá rất lớn."

Nói về vai trò "đầu tàu" của TP.HCM, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, đây là sứ mệnh của lịch sử đặt ra với thành phố, điều này cũng khẳng định rõ trong các Nghị quyết 24, Nghị quyết 31 mới đây của Bộ Chính trị.

Nhìn chính sách phát triển của các quốc gia trong khu vực, họ thực hiện tư duy phát triển hàng dọc, tức là dồn lực vào phát triển cho nơi nào có nguồn lực, có tiềm năng bằng các chính sách ưu tiên, dẫn dắt. Từ đó tạo nên những thành phố có tên tuổi lớn, mang tầm thế giới.

Theo ông Nên, về tiềm năng, nguồn lực, TP.HCM hoàn toàn không thua, nhưng những khâu đột phá của quốc gia như: Thể chế, hạ tầng, nhân lực thì đang là những điểm nghẽn rất lớn của thành phố.

Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Tổ trưởng Tổ biên tập cho rằng, nếu không tổng kết thực tiễn thì sẽ không giải quyết được những vấn đề lớn của đất nước và những vấn đề của thành phố nếu không đưa vào văn kiện như là vấn đề phổ quát thì sắp tới chúng ta sẽ còn nhiều vướng mắc. TP.HCM là động lực, là đầu tàu của cả nước, bài học ở thành phố này cũng là bài học chung của cả đất nước.

Ông Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, 3 đột phá của đất nước là: Thể chế, hạ tầng và nhân lực có thể là chưa đủ, cái quan trọng nữa là vấn đề con người: "Cuối cùng quan trọng nữa của nguồn nhân lực chính là con người quyết định mọi thứ. Chúng ta đặt vấn đề như vậy là quá đúng, quá rõ rồi, nhưng tại sao điểm nghẽn. Đây là vấn đề liên quan đến tất cả những điều kiện, vì sao phải xin cơ chế đặc thù. Tôi không tán thành cách cứ đi xin như này, vì chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường, nhưng mà tư duy "xin-cho" quá nặng, đụng cái gì cũng đi xin. Xin thì cho nhỏ giọt và không thực hiện được. Bởi vì, làm cái này thì vướng cái khác mà thiếu tính đồng bộ."

Đoàn công tác đã ghi nhận và tổng hợp những kiến nghị của TP.HCM để báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Phan Đình Trạc công bố kết quả kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM
Ông Phan Đình Trạc công bố kết quả kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM

VOV.VN - Chiều nay (24/9), Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng tiêu cực tổ chức hội nghị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.

Ông Phan Đình Trạc công bố kết quả kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM

Ông Phan Đình Trạc công bố kết quả kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM

VOV.VN - Chiều nay (24/9), Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng tiêu cực tổ chức hội nghị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM.

Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc tại Bộ Thông tin và Truyền thông
Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc tại Bộ Thông tin và Truyền thông

VOV.VN - Sáng nay 10/7, tại Hà Nội, Đoàn Tiểu ban Văn kiện do ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc tại Bộ Thông tin và Truyền thông

Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc tại Bộ Thông tin và Truyền thông

VOV.VN - Sáng nay 10/7, tại Hà Nội, Đoàn Tiểu ban Văn kiện do ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc tại Bộ Ngoại giao
Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc tại Bộ Ngoại giao

VOV.VN - Hôm nay 6/7, tại Hà Nội, Đoàn Tiểu ban Văn kiện do ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao.

Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc tại Bộ Ngoại giao

Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV làm việc tại Bộ Ngoại giao

VOV.VN - Hôm nay 6/7, tại Hà Nội, Đoàn Tiểu ban Văn kiện do ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao.