Tọa đàm trực tuyến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Các chuyên gia tập trung phân tích nội dung dự thảo cũng như các điểm mới từ đó để có thể những ý kiến đóng góp xác đáng.

Sáng 28/2, tại Hà Nội, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với các chuyên gia Bộ Tư pháp, góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia tập trung phân tích nội dung dự thảo cũng như các điểm mới để người dân dễ dàng tiếp cận, hiểu thấu đáo và từ đó có thể gửi ý kiến đóng góp xác đáng đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Thảo luận về nội dung kiểm soát quyền lực được bổ sung tại Điều 2 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khi nói về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các chuyên gia cho rằng: Kiểm soát quyền lực trong bức tranh chung và việc xây dựng một bản Hiến pháp là công cụ hữu hiệu để nhân dân kiểm soát quyền lực Nhà nước.

Đây là sự thể chế hóa tinh thần đổi mới của Đảng, hợp logic và cần thiết, kiểm soát để chống lạm quyền.

Khẳng định kiểm soát quyền lực là quan trọng, các chuyên gia cho rằng để việc kiểm soát có hiệu quả thì công tác lập pháp, hành pháp, tư pháp phải được quy định rõ trong Hiến pháp. Lập pháp không làm bó hẹp hành pháp nhưng cũng không hình thành những giải pháp gây sốc.

Một vấn đề khác được các chuyên gia thảo luận sâu là vấn đề quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng: Tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân là đúng, đồng thời cần khẳng định quyền sử dụng đất là quyền tài sản. Đây sẽ là bước phát triển mới trong tư duy và rất có lợi cho người dân.

Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia cũng thảo luận về quyền tư pháp của Tòa án, cho rằng việc khẳng định tòa án là cơ quan tư pháp, vì vậy cơ quan nào không hoạt động xét xử không phải là cơ quan tư pháp sẽ tạo điều kiện để việc cải các tư pháp xác định rõ đối tượng.

Bên cạnh đó còn có những quy định tạo cơ hội để cải cách tư pháp như tổ chức những phiên tòa rút gọn, xét xử bằng một thẩm phán và xét xử một lần trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Liên quan đến vấn đề mô hình tổ chức của Hội đồng nhân dân các cấp, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý Nguyễn Văn Cương cho rằng đã đến lúc mô hình tổ chức HĐND và UBND có sự sửa đổi tương đối cơ bản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội làm tốt việc lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp
Hà Nội làm tốt việc lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Chủ tịch Quốc hội đề nghị thành phố tiếp tục lắng nghe các ý kiến đóng góp tinh hoa, tiêu biểu cho trí tuệ của nhân dân.

Hà Nội làm tốt việc lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp

Hà Nội làm tốt việc lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Chủ tịch Quốc hội đề nghị thành phố tiếp tục lắng nghe các ý kiến đóng góp tinh hoa, tiêu biểu cho trí tuệ của nhân dân.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Băn khoăn vị trí của Kiểm toán
Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Băn khoăn vị trí của Kiểm toán

(VOV) -Vị trí của Kiểm toán Nhà nước có cần nâng lên tầm hiến định để tăng cường vị thế và trách nhiệm của cơ quan này?

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Băn khoăn vị trí của Kiểm toán

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Băn khoăn vị trí của Kiểm toán

(VOV) -Vị trí của Kiểm toán Nhà nước có cần nâng lên tầm hiến định để tăng cường vị thế và trách nhiệm của cơ quan này?

Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Bộ Chính trị chỉ thị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp từ ngày 2/1/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013

Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Bộ Chính trị chỉ thị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp từ ngày 2/1/2013 và kết thúc vào ngày 31/3/2013