Tồn tại trong công tác xây dựng luật cần được nhìn nhận thấu đáo

VOV.VN - Các vị đại biểu Quốc hội phải gắn bó với cơ sở để phát hiện, đề xuất với Quốc hội, vì nếu không gắn với thực tiễn thì không có hiệu quả và không đi vào cuộc sống.

Có văn bản luật vừa ban hành đã phải sửa, hệ thống văn bản luật còn thiếu đồng bộ, chồng chéo; văn bản hướng dẫn chậm... là thực trạng tồn tại nhiều năm trong công tác xây dựng luật. Chuyên gia pháp lý Hoàng Ngọc Thư nhận định, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, một số dự án luật hoặc một số văn bản dưới luật vẫn còn một số bất cập. 

Việc giao cho mỗi ngành chủ trì, xây dựng bộ luật mặc dù có nhiều thuận lợi là nắm được những quy định cụ thể, thế nhưng mỗi ngành đều có tư tưởng tạo thuận lợi nhất cho ngành mình nên chưa đảm bảo mang tính toàn diện. Bên cạnh đó, không tiên lượng được vấn đề phát sinh sau khi luật có hiệu lực pháp luật; việc ban hành văn bản để thể chế không kịp thời.

Những tồn tại trên không chỉ các chuyên gia nhiều lần có ý kiến mà ngay chính người dân cũng đã nêu trong các lần tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội. Ông Lê Đình Can (phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, để khắc phục được tình trạng luật chậm đi vào cuộc sống, trách nhiệm của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội rất quan trọng, đặc biệt là trách nhiệm gắn bó với cử tri, với cơ sở để nắm bắt đúng những yêu cầu của thực tiễn.

“Các vị đại biểu phải gắn bó với cơ sở để phát hiện, đề xuất với Quốc hội; không gắn với thực tiễn thì không có hiệu quả và không đi vào cuộc sống” – ông Lê Đình Can nói.

Cùng chung suy nghĩ, ông Võ Hồng Khanh (ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, từng đại biểu Quốc hội cần nêu cao trách nhiệm chuyên sâu của mình để đóng góp vào dự thảo một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các đại biểu phải nắm được tình hình thực tế của đất nước, cũng như nguyện vọng, đời sống của quần chúng nhân dân để phản ánh vào các văn bản luật.

Ở góc nhìn chuyên gia, luật sư Nguyễn Thị Mai (đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, một số dự án luật vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng chưa được xem xét, giải trình, phân tích và phản biện một cách kỹ lưỡng.

“Số lượng văn bản rất nhiều, nhưng nguồn lực tổ chức triển khai thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là về thời gian, chất lượng. Các bộ, ban ngành có khối lượng công việc rất nhiều, nên sự phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo cũng có mức độ nhất định. Thời gian lấy ý kiến rất gấp gáp, nên cơ quan phối hợp cũng không đủ thời gian nghiên cứu kỹ để có ý kiến đóng góp thực sự thiết thực, chất lượng” – luật sư Nguyễn Thị Mai nêu ý kiến.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM) cũng cho rằng, chất lượng thẩm tra các dự án luật của các cơ quan của Quốc hội cần nâng lên. “Các dự án luật khi đưa vào thẩm tra thì cũng phải làm chặt chẽ ngay từ đầu, giải trình vì sao cần thiết phải đưa luật này. Nếu có nhiều ý kiến khác nhau trong việc thẩm tra thì phải dừng lại, khi nào chín muồi mới đưa vào chương trình làm luật của năm đó” – luật sư Nguyễn Văn Hậu bày tỏ.

Trong quá trình kiến tạo, phát triển đất nước, những tồn tại trong công tác xây dựng luật cần được nhìn nhận nghiêm túc hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chống tham nhũng không thể tách rời chống tiêu cực, vì sao?
Chống tham nhũng không thể tách rời chống tiêu cực, vì sao?

VOV.VN - Tinh thần là thiết kế một Bộ Tổng tư lệnh có quyền uy, có sức mạnh, có lực lượng giúp việc, có năng lực nhưng lại tinh gọn để chống tham nhũng, tiêu cực.

Chống tham nhũng không thể tách rời chống tiêu cực, vì sao?

Chống tham nhũng không thể tách rời chống tiêu cực, vì sao?

VOV.VN - Tinh thần là thiết kế một Bộ Tổng tư lệnh có quyền uy, có sức mạnh, có lực lượng giúp việc, có năng lực nhưng lại tinh gọn để chống tham nhũng, tiêu cực.

Vì sao khó “chỉ mặt, gọi tên” tham nhũng chính sách?
Vì sao khó “chỉ mặt, gọi tên” tham nhũng chính sách?

VOV.VN - Một chính sách pháp luật mang lại lợi ích cho cá nhân là chính thì nó vẫn có thể được “ngụy trang” bằng những mục đích rất cao đẹp.

Vì sao khó “chỉ mặt, gọi tên” tham nhũng chính sách?

Vì sao khó “chỉ mặt, gọi tên” tham nhũng chính sách?

VOV.VN - Một chính sách pháp luật mang lại lợi ích cho cá nhân là chính thì nó vẫn có thể được “ngụy trang” bằng những mục đích rất cao đẹp.

"Nếu luật pháp không rõ ràng sẽ không bảo vệ được cán bộ dám nghĩ, dám làm"
"Nếu luật pháp không rõ ràng sẽ không bảo vệ được cán bộ dám nghĩ, dám làm"

VOV.VN - “Nếu luật pháp và các văn bản pháp quy không bám sát thực tiễn cuộc sống, không rõ ràng thì sẽ không bảo vệ được cán bộ dám nghĩ, dám làm” – ông Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.

"Nếu luật pháp không rõ ràng sẽ không bảo vệ được cán bộ dám nghĩ, dám làm"

"Nếu luật pháp không rõ ràng sẽ không bảo vệ được cán bộ dám nghĩ, dám làm"

VOV.VN - “Nếu luật pháp và các văn bản pháp quy không bám sát thực tiễn cuộc sống, không rõ ràng thì sẽ không bảo vệ được cán bộ dám nghĩ, dám làm” – ông Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.