TPHCM đề xuất 7 giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế tri thức

VOV.VN - Việt Nam cần thiết xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, trong đó đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ quan điểm phát triển kinh tế tri thức.

Trình bày tham luận tại phiên làm việc của Đại hội Đảng lần thứ XIII, sáng 27/1, ông Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM tập trung phân tích về vấn đề phát triển kinh tế tri thức và thực tế đang được quan tâm triển khai ở địa phương năng động này.

Hiệu quả nhìn từ thực tế ở TPHCM

Từ những năm 80 trở lại đây, dưới tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ na-no... nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và phát triển toàn diện, chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.

Kinh tế tri thức đã và đang trở thành xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới, được nhiều quốc gia lựa chọn làm chiến lược phát triển.

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn thành công của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh luôn xác định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tri thức trong định hướng, chiến lược phát triển.

Thực tế TPHCM khai thác có hiệu quả lợi thế của một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế tri thức, hình thành những nền tảng của kinh tế tri thức, bao gồm đội ngũ trí thức đông đảo, đô thị thông minh, khu công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, các tập đoàn lớn về công nghệ, các trung tâm nghiên cứu phát triển, hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng mạng 5G.

Trên cơ sở đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức, tập trung phát triển các ngành công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Riêng Khu Công nghệ cao đến nay đã thu hút 162 dự án với tổng mức đầu tư hơn 7,65 tỷ USD, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao năm 2020 đạt hơn 20 tỷ USD, năng suất lao động bình quân gấp 20 lần năng suất lao động bình quân của Thành phố, thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia mạnh về công nghệ.

TPHCM cũng là địa phương đầu tiên ban hành Chương trình chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, chính quyền số và xã hội số. Ban hành Chương trình xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh với các trụ cột cụ thể.

Đặc biệt, Thành phố đang nghiên cứu lập, xây dựng quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông gắn với việc thành lập thành phố Thủ Đức.

“Một điều quan trọng không thể thiếu là tạo niềm tin trong lòng nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp thành phố. Thực tiễn cho thấy việc tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt trong phát triển kinh tế tri thức” – Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh.

Kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu

Tại Đại hội XIII của Đảng, TPHCM đề xuất 7 giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế tri thức trong thời gian tới.

Trước hết là đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức. Theo ông Nguyễn Thành Phong, cần thiết xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

“Chiến lược cần đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ quan điểm phát triển kinh tế tri thức, chỉ rõ mô hình, mục tiêu, khâu đột phá và định hướng phát triển kinh tế tri thức, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung đề ra” – ông Nguyễn Thành Phong nói.

Bên cạnh đó là phát triển mạnh nguồn lao động chất lượng cao, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Tập trung đầu tư phát triển giáo dục, cải cách giáo dục theo hướng tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đàm phán, hợp tác, chuyển giao chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới...

Năng lực khoa học - công nghệ quốc gia cần tăng cường để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học - công nghệ mới nhất của thế giới cần thiết cho phát triển của đất nước, từng bước sáng tạo công nghệ đặc thù của đất nước, xây dựng nền khoa học - công nghệ tiến tiến của Việt Nam.

“Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ. Cơ chế đó phải hướng vào việc thúc đẩy khoa học - công nghệ thực sự gắn kết với sản xuất - kinh doanh, khoa học xâm nhập vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh làm ra của cải và tri thức mới phục vụ trực tiếp công cuộc phát triển kinh tế  - xã hội…” – TPHCM đề xuất.

Cùng với đó là đầu tư phát triển mạnh mẽ hạ tầng công nghệ thông tin. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, đây là tình huống xuất hiện các ngành, lĩnh vực mới liên quan đến chuyển đổi số, đó vừa là cơ hội, vừa là áp lực để nước ta phát triển mạnh mẽ kinh tế số trong thời gian tới.

Ngoài ra, cần ban hành các cơ chế, chính sách để hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Không ngừng cải cách, đổi mới để đảm bảo vai trò dẫn dắt, quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.

“Trong xu thế toàn cầu hóa và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chắc chắn rằng tăng trưởng kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ sẽ nhường chỗ cho nền kinh tế tăng trưởng dựa vào hàm lượng công nghệ cao, đa dạng hóa và nâng cao giá trị gia tăng” – Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, đồng thời cho rằng để tiếp tục nâng cao tiềm lực, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Đất nước càng thành công, các thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá"
"Đất nước càng thành công, các thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá"

VOV.VN - Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng, đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển của Đảng.

"Đất nước càng thành công, các thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá"

"Đất nước càng thành công, các thế lực thù địch càng điên cuồng chống phá"

VOV.VN - Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng, đóng góp vào quá trình xây dựng, phát triển của Đảng.

Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách và nợ công trong 5 năm tới
Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách và nợ công trong 5 năm tới

VOV.VN - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Cơ cấu thu ngân sách đã dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, tăng tỷ trọng thu nội địa, giảm tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu và dầu thô.

Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách và nợ công trong 5 năm tới

Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách và nợ công trong 5 năm tới

VOV.VN - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Cơ cấu thu ngân sách đã dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, tăng tỷ trọng thu nội địa, giảm tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu và dầu thô.

Những trường hợp “đặc biệt” được BCH Trung ương khóa XII bàn hết sức kỹ lưỡng
Những trường hợp “đặc biệt” được BCH Trung ương khóa XII bàn hết sức kỹ lưỡng

VOV.VN - Ông Hầu A Lềnh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam trả lời báo chí về công tác nhân sự Đại hội lần thứ XIII của Đảng, sáng 27/1.

Những trường hợp “đặc biệt” được BCH Trung ương khóa XII bàn hết sức kỹ lưỡng

Những trường hợp “đặc biệt” được BCH Trung ương khóa XII bàn hết sức kỹ lưỡng

VOV.VN - Ông Hầu A Lềnh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam trả lời báo chí về công tác nhân sự Đại hội lần thứ XIII của Đảng, sáng 27/1.

Sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện mạnh mẽ trước thiên tai, Covid-19
Sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện mạnh mẽ trước thiên tai, Covid-19

VOV.VN - "Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ vừa qua, truyền thống yêu nước nồng nàn, tình nghĩa đồng bào sâu nặng, sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc một lần nữa được thể hiện đậm nét và mạnh mẽ".

Sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện mạnh mẽ trước thiên tai, Covid-19

Sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện mạnh mẽ trước thiên tai, Covid-19

VOV.VN - "Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ vừa qua, truyền thống yêu nước nồng nàn, tình nghĩa đồng bào sâu nặng, sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc một lần nữa được thể hiện đậm nét và mạnh mẽ".