Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Minh bạch, xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo

VOV.VN - Tiếp tục chương trình phiên họp 21, sáng 17/3, với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban TVQH đã thông qua Nghị quyết bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với 2 dự án Luật, đó là Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Đối với Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Ủy ban TVQH đề nghị quy định minh bạch, xử lý triệt để được tình trạng sở hữu chéo, sở hữu chéo núp bóng, hiện còn rất rủi ro.

Về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Luật được sửa đổi nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phát huy giá trị, tiện ích thẻ Căn cước công dân, phục vụ phát triển ứng dựng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cần đánh giá kỹ những tác động tiêu cực của từng phương án, chính sách để bảo đảm tính toàn diện.

Tại phiên họp, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an​ nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi nhằm đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ cho các cơ quan nhà nước tập trung, thông suốt; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp kết nối liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu lớn; hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, bảo đảm 100% dân số được đăng ký và quản lý.

Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh: “Dân số hiện khoảng trên 100 triệu dân thì hiện nay chúng tôi đã cấp được khoảng trên 80 triệu. Số còn lại sẽ cố gắng để hoàn thành càng sớm căn cước này càng tốt, càng tiện giảm, người dân ít giấy tờ, giao dịch được thuận lợi. Việc này nó phục vụ cho quản lý, quản trị xã hội, giao dịch xã hội một cách thông minh nhất, tiện lợi nhất. Chúng ta không nên để lỡ cơ hội trong quản lý, quản trị xã hội thuận lợi nhất, không có ai có khoảng trống mà không có giấy tờ”.

Thẩm tra dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật cho rằng, đây là dự án Luật khó, phức tạp, liên quan đến nhiều luật và nhiều cam kết quốc tế. Do đó, đề nghị tiếp tục rà soát, đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan và tính tương thích với các cam kết quốc tế.

Nhấn mạnh sự cần thiết phải bổ sung dự án Luật này để tránh khoảng trống trong xử lý nợ xấu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị: “Khi tổng kết nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu, khi đó đáng lẽ cần luật hóa. Chính phủ phải đưa ngay khi tổng kết, nhưng khi tổng kết thì chưa có chính sách mới. Cho nên Quốc hội đã đồng ý kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 42 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 và nếu không trình ra kỳ họp thứ 5 này để thông qua tại kỳ họp thứ 6 thì sẽ có khoảng trống pháp lý về xử lý nợ xấu”.

Tại phiên họp sáng nay, 100% thành viên Ủy ban TVQH thống nhất thông qua Nghị quyết đưa 2 dự án Luật, đó là Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2023 theo quy định của Luật Ban hành văn bản để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị phải quy định rất minh bạch, xử lý triệt để được tình trạng sở hữu chéo, sở hữu chéo núp bóng, hiện còn rất rủi ro: “Sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng là có ý nghĩa rất quan trọng, củng cố nền tảng cho các tổ chức tín dụng của Việt Nam, đảm bảo an toàn của hệ thống, gia tăng sức chống chịu của nền kinh tế nói chung về tổ chức tín dụng nói riêng trước các cú sốc từ bên trong và bên ngoài. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng đặt ra, cho nên lần sửa đổi lần này làm sao phải quy định minh bạch và xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, núp bóng”.

Nhấn mạnh, khối lượng công tác xây dựng pháp luật trong năm 2023 là rất lớn như tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội cho ý kiến 11 dự án luật, thông qua 7 luật và 1 nghị quyết. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan soạn thảo và thẩm tra cố gắng nỗ lực nghiên cứu kĩ lưỡng, giải trình thuyết phục đối với các dự án Luật, đảm bảo chất lượng trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 sắp tới./.

Cũng sáng nay, Ủy ban TVQH (họp kín) cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai mạc phiên họp 21 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Khai mạc phiên họp 21 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VOV.VN - Phiên họp thứ 21 khai mạc sáng nay 15/3 và dự kiến diễn ra trong 4 ngày làm việc. Một trong những nội dung đáng chú ý là việc tổ chức phiên chất vấn về lĩnh vực tòa án và kiểm sát.

Khai mạc phiên họp 21 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc phiên họp 21 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VOV.VN - Phiên họp thứ 21 khai mạc sáng nay 15/3 và dự kiến diễn ra trong 4 ngày làm việc. Một trong những nội dung đáng chú ý là việc tổ chức phiên chất vấn về lĩnh vực tòa án và kiểm sát.

Hôm nay, khai mạc phiên họp 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Hôm nay, khai mạc phiên họp 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến và xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp 20, khai mạc sáng nay (13/2) và dự kiến bế mạc ngày 15/2.

Hôm nay, khai mạc phiên họp 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Hôm nay, khai mạc phiên họp 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến và xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp 20, khai mạc sáng nay (13/2) và dự kiến bế mạc ngày 15/2.

Thường vụ Quốc hội bàn giải pháp hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần
Thường vụ Quốc hội bàn giải pháp hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần

VOV.VN - Đây là vấn đề được đặt ra tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi mà tình trạng số lượng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần năm sau tăng hơn năm trước.

Thường vụ Quốc hội bàn giải pháp hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần

Thường vụ Quốc hội bàn giải pháp hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần

VOV.VN - Đây là vấn đề được đặt ra tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi mà tình trạng số lượng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần năm sau tăng hơn năm trước.