“Việt Á là ai, tại sao có quyền lực chi phối lớn đến như vậy?”

VOV.VN - “Còn bao nhiêu Việt Á đã và đang len lỏi sâu trong các gói thầu của các ngành khác? Công ty Việt Á là ai, tại sao họ lại có quyền lực chi phối lớn đến như vậy?”

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) đặt câu hỏi khi thảo luận trên hội trường về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV.

Đề cập vụ kít xét nghiệm Việt Á, đại biểu cho rằng, không chỉ dừng lại ở nội dung làm thất thoát, lãng phí kinh phí, tài sản công mà còn thất thoát, lãng phí tài sản khác có giá trị quý giá hơn, quan trọng hơn là lãng phí niềm tin của nhân dân. Bởi vì có niềm tin là có tất cả, mất niềm tin thì nguy hại khôn lường.

Dịch Covid-19 gây ra thiệt hại khá nặng nề, đối với nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tới nay nước ta đã có 43.000 người tử vong và gần 4.500 trẻ em phải chịu cảnh mồ côi. Chắc chắn rằng, cuộc sống của các em sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi trong tương lai sắp tới.

“Đại dịch sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí mọi người nước ta nhưng nỗi đau lớn nhất là trong khi cả hệ thống chính trị nhất là đội ngũ y bác sĩ nhân viên y tế, sĩ quan chiến sĩ lực lượng vũ trang gồng mình chống dịch, có cả những người hy sinh tính mạng để đổi lấy sức khỏe cho cộng đồng thì lại có một bộ phận cán bộ đảng viên tha hóa biến chất, vô cảm trước nỗi mất mát của đồng bào mình. Họ biến mình thành con thiêu thân lao vào đống lửa đầy tiền để rồi trở thành những phạm nhân từ những đồng tiền lót tay của Việt Á” – đại biểu nói.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng cần làm rõ: Có phải quy định của pháp luật còn lỏng lẻo, dễ bị lợi dụng hay quy định pháp luật thiếu tính răn đe nên hàng loạt cán bộ ngành y sai phạm? Họ ở nhiều địa phương khác nhau, có cả ở bộ ngành Trung ương nhưng sai phạm giống nhau.

“Nếu thực sự như thế thì còn bao nhiêu Việt Á đã và đang len lỏi sâu trong các gói thầu của các ngành khác? Công ty Việt Á là ai, tại sao họ lại có quyền lực chi phối lớn đến như vậy?” – ông đặt vấn đề.

Từ sự việc trên, vị đại biểu đoàn Trà Vinh kiến nghị Quốc hội, Chính phủ khẩn trương chỉ đạo rà soát chỉnh sửa hoàn thiện quy định của pháp luật để vừa bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, để vừa bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dàm làm vì lợi ích chung.

“Theo dõi vụ án Việt Á, cử tri cả nước cùng thấy rằng, rất may Bộ Công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật đã kịp thời phát hiện và vào cuộc quyết liệt để xử lý hành vi tha hóa, biến chất ấy, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân. Nhưng giá như không để xảy ra những vụ án đau lòng như thế để không lãng phí niềm tin của nhân dân” – đại biểu bày tỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy hoạch “treo” lãng phí vô biên "tấc vàng"
Quy hoạch “treo” lãng phí vô biên "tấc vàng"

VOV.VN - “Ông bà ta có câu “tấc đất, tấc vàng”, vậy hàng nghìn dự án treo, hàng tỷ tấc đất lãng phí thì mất bao nhiêu tấc vàng? Đất đai bỏ không trong khi hàng chục nghìn gia đình không có đất, nhiều người phải ở gầm cầu, bên sông đối diện với nhiều rủi ro”.

Quy hoạch “treo” lãng phí vô biên "tấc vàng"

Quy hoạch “treo” lãng phí vô biên "tấc vàng"

VOV.VN - “Ông bà ta có câu “tấc đất, tấc vàng”, vậy hàng nghìn dự án treo, hàng tỷ tấc đất lãng phí thì mất bao nhiêu tấc vàng? Đất đai bỏ không trong khi hàng chục nghìn gia đình không có đất, nhiều người phải ở gầm cầu, bên sông đối diện với nhiều rủi ro”.

Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ, gây lãng phí
Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ, gây lãng phí

VOV.VN - Dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM được phê duyệt năm 2010, đến tháng 10/2021 lũy kế giải ngân vốn ODA chỉ đạt 2,5%, vốn đối ứng chỉ đạt 2,09%. Tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo hiện vẫn đang làm thủ tục phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư...

Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ, gây lãng phí

Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ, gây lãng phí

VOV.VN - Dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM được phê duyệt năm 2010, đến tháng 10/2021 lũy kế giải ngân vốn ODA chỉ đạt 2,5%, vốn đối ứng chỉ đạt 2,09%. Tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo hiện vẫn đang làm thủ tục phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư...

Đất đai chưa sử dụng, lãng phí hoặc sai mục đích xảy ra ở hầu hết địa phương
Đất đai chưa sử dụng, lãng phí hoặc sai mục đích xảy ra ở hầu hết địa phương

VOV.VN - Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội nhận định, số lượng, diện tích đất đai chưa sử dụng, để lãng phí, hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích còn diễn ra ở hầu hết các địa phương; chậm thu hồi dự án không triển khai thực hiện.

Đất đai chưa sử dụng, lãng phí hoặc sai mục đích xảy ra ở hầu hết địa phương

Đất đai chưa sử dụng, lãng phí hoặc sai mục đích xảy ra ở hầu hết địa phương

VOV.VN - Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội nhận định, số lượng, diện tích đất đai chưa sử dụng, để lãng phí, hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích còn diễn ra ở hầu hết các địa phương; chậm thu hồi dự án không triển khai thực hiện.