Việt Nam chân thành cùng các nước xây dựng lòng tin chiến lược

VOV.VN -Chính sách nhất quán của Việt Nam là không liên minh với nước này để chống phá nước khác; kiên định đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Sáng nay (16/10) theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Mila, Italy để tham dự Hội nghị cấp cao Á -Âu ( ASEM) lần thứ 10.

Trước khi rời Thủ đô Berlin, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức CHLB Đức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và có bài phát biểu quan trọng trước các chính trị gia, học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu của Đức và châu Âu tại Viện Koerber về các thách thức đối với hòa bình, an ninh, phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương và phát triển quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Đức trong tổng thể quan hệ Á – Âu.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập các nguy cơ toàn cầu từ xung đột vũ trang, tranh chấp lãnh thổ, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố, cũng như những thách thức về an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh nguồn nước... ngày càng nổi lên gay gắt. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm gần 55% GDP toàn cầu nhưng đang nổi lên là diễn biến phức tạp của các điểm nóng như bán đảo Triều Tiên, các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là ở Biển Đông và Biển Hoa Đông... và đáng lo ngại là sự thiếu hụt lòng tin - nhân tố chủ yếu khiến cho hòa bình, ổn định ở đây chưa thực sự bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Những nguy cơ, thách thức trên đây đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác và nỗ lực rất cao của mỗi quốc gia, cả khu vực và toàn thế giới. Và không một quốc gia nào, kể cả những cường quốc hàng đầu, có thể một mình đủ sức giải quyết được. Để duy trì hòa bình, ổn định một cách bền vững ở khu vực, chúng tôi cho rằng cần có thiện chí và cộng đồng trách nhiệm của tất cả các nước. Mỗi quốc gia, dù lớn, hay nhỏ, bên cạnh việc chăm lo lợi ích của riêng mình, đều phải quan tâm đến các vấn đề chung của thế giới và lợi ích chính đáng của các nước khác. Đây là nền tảng nhận thức cơ bản để các quốc gia tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy các cơ chế hợp tác, xây dựng lòng tin, giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Các nước cần đề cao hơn nữa vai trò của các thể chế đa phương và cùng chung tay góp sức xây dựng một cấu trúc và thể chế của khu vực ổn định và bền vững; vừa làm cơ sở và động lực chính cho sự hợp tác, vừa có khả năng ứng phó hiệu quả với các nguy cơ, thách thức”.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là giữ vững môi trường hòa bình ổn định để tập trung phát triển đất nước và cải thiện đời sống của người dân. Đồng thời đóng góp có trách nhiệm vào việc giải quyết các vấn đề, các thách thức chung của khu vực và thế giới.

Khái quát những thành tựu của Việt Nam sau gần 30 năm Đổi mới, Thủ tướng nhấn mạnh: Chính sách nhất quán của Việt Nam là không liên minh với nước này để chống phá nước khác; kiên định đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, đồng thời luôn chân thành mong muốn cùng các nước xây dựng lòng tin chiến lược – một sự tin cậy lẫn nhau bền vững lâu dài - trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc, Luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác bình đẳng cùng có lợi; đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và thế giới.

Về vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay là tình hình diễn biến phức tạp ở Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Đây là nơi có tuyến hàng hải quốc tế, với khoảng 50% hàng hóa vận chuyển đường biển của toàn cầu - mà phần lớn là lưu chuyển hàng hóa giữa Châu Âu và Đông Á. Những bất ổn, căng thẳng vừa qua đã cho thấy rõ lợi ích này chỉ có thể được bảo đảm khi tất cả các nước, nhất là các nước trực tiếp có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, đều phải nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, kiềm chế không có hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC).

Với truyền thống hòa hiếu và chính sách đối ngoại nhất quán của mình, Việt Nam luôn kiên trì chủ trương giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực ứng xử ở khu vực. Trong khi khẳng định và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của đất nước theo đúng Luật pháp quốc tế, chúng tôi luôn chủ động ứng xử phù hợp và tranh thủ mọi cơ hội để làm giảm căng thẳng, khôi phục lòng tin, thúc đẩy hợp tác hữu nghị, nỗ lực đối thoại nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông”.


Liên quan đến quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Đức trong tổng thể quan hệ Á – Âu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Trải qua những thăng trầm trong cục diện kinh tế - chính trị ở châu Âu và thế giới, nước Đức khẳng định vị thế ngày càng cao ở cả tầm châu lục và toàn cầu. Năm 2015, cùng với sự kiện 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đức, cũng là năm Việt Nam và Liên minh châu Âu đánh dấu 20 năm ký Hiệp định khung hợp tác. Trong từng bước phát triển của quan hệ Việt Nam - EU có dấu ấn đóng góp hết sức quan trọng của quan hệ Việt Nam - Đức.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 10 sắp khai mạc tại Milan - Italy sẽ thảo luận nhiều vấn đề hợp tác chiến lược giữa hai châu lục và toàn cầu. Trong tiến trình này, hợp tác ASEAN - EU là hạt nhân và là động lực của hợp tác giữa hai châu lục. Hai nước chúng ta, Việt Nam – với tư cách thành viên tích cực của ASEAN và Đức – với tư cách là thành viên trụ cột của EU, cần nỗ lực hợp tác chặt chẽ hơn nữa để cùng góp phần tạo xung lực cho hợp tác ASEAN – EU và quan hệ giữa hai lục địa Á – Âu phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phồn vinh ở cả hai châu lục. Sự phát triển đó sẽ tác động trở lại, mang lại một không gian rộng lớn hơn, hiệu quả hơn cho mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức.”

Trong không gian của những sáng kiến, ý tưởng và triết lý về đối thoại vì hòa bình, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lắng nghe và trả lời thẳng thắn nhiều câu hỏi của các học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu của Đức và Châu Âu liên quan đến chính sách, chiến lược phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, vấn đề dân chủ, nhân quyền và quan điểm của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp trên biển Đông.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bài phát biểu của Thủ tướng tại Viện Koerber-CHLB Đức
Bài phát biểu của Thủ tướng tại Viện Koerber-CHLB Đức

VOV.VN - Bài phát biểu đề cập đến thách thức đối với hòa bình, an ninh, phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Đức.

Bài phát biểu của Thủ tướng tại Viện Koerber-CHLB Đức

Bài phát biểu của Thủ tướng tại Viện Koerber-CHLB Đức

VOV.VN - Bài phát biểu đề cập đến thách thức đối với hòa bình, an ninh, phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ Đối tác chiến lược Việt - Đức.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Đức
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Đức

VOV.VN -Tại buổi hội kiến, Thủ tướng mong muốn hai nước, Quốc hội hai nước tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Đức

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Chủ tịch Quốc hội Đức

VOV.VN -Tại buổi hội kiến, Thủ tướng mong muốn hai nước, Quốc hội hai nước tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Đức
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Đức

VOV.VN - Tổng thống Đức Joachim Gauck khẳng định, Đức luôn coi trọng thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Đức

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Đức

VOV.VN - Tổng thống Đức Joachim Gauck khẳng định, Đức luôn coi trọng thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam.

ASEM 10: “Đối tác trách nhiệm vì tăng trưởng và an ninh bền vững“
ASEM 10: “Đối tác trách nhiệm vì tăng trưởng và an ninh bền vững“

VOV.VN - ASEM tiếp tục thể hiện là một trong những cơ chế đối thoại, hợp tác quan trọng Á - Âu để ứng phó với các thách thức toàn cầu.

ASEM 10: “Đối tác trách nhiệm vì tăng trưởng và an ninh bền vững“

ASEM 10: “Đối tác trách nhiệm vì tăng trưởng và an ninh bền vững“

VOV.VN - ASEM tiếp tục thể hiện là một trong những cơ chế đối thoại, hợp tác quan trọng Á - Âu để ứng phó với các thách thức toàn cầu.