Việt Nam chủ trì điều hành đối thoại cấp cao ECOSOC

LHQ đánh giá Việt Nam là quốc gia phát triển nhanh, giữ sự cân bằng nhằm bảo đảm sự bền vững của quá trình phát triển.

Sáng 24/2 (giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở thành phố New York (Mỹ), Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, đã chủ trì điều hành cuộc đối thoại cấp cao trong khuôn khổ phiên họp về các hoạt động phát triển của Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC).

Với chủ đề “Bối cảnh quốc tế trong lĩnh vực phát triển đang thay đổi và ý nghĩa đối với hệ thống Liên Hợp Quốc,” cuộc đối thoại cấp cao có ý nghĩa định hướng cho các cuộc họp và thảo luận trong 3 ngày họp của ECOSOC, diễn ra từ ngày 24-26/2/2014.

Đại sứ Lê Hoài Trung (thứ hai từ phải sang) chủ trì đối thoại Ecosoc sáng 24/2

Tham gia cuộc đối thoại này có Bộ trưởng Ngoại giao El Salvador, Bộ trưởng Tài chính Timor Leste, Chủ tịch Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổng giám đốc Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)...

Cuộc đối thoại xoay quanh chủ đề chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015, với trọng tâm là phát triển bền vững, có ý nghĩa và tác động như thế nào đối với các hoạt động phát triển của hệ thống Liên Hợp Quốc; các cơ quan thuộc hệ thống phát triển Liên Hợp Quốc cần thay đổi và làm những gì để tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hoạt động hợp tác phát triển quốc tế nói chung.

Trong thời gian còn lại của phiên họp, ECOSOC sẽ kiểm điểm hoạt động và sự phối hợp của các quỹ như Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Chương trình Lương Thực thế giới (WFP)....

Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết, đây là lần đầu tiên ECOSOC tổ chức một phiên họp riêng về vấn đề hợp tác phát triển của Liên Hợp Quốc. Phiên họp có tầm quan trọng đặc biệt ở chỗ nó diễn ra trong bối cảnh toàn thế giới đang tiến hành cải cách, cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều phải thực hiện cải cách kinh tế. Vì vậy, Liên Hợp Quốc cũng phải có những cải cách để đáp ứng yêu cầu của các nước.

Không chỉ vậy, bản thân Liên Hợp Quốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức mới, cần phải thực hiện cải cách. Do đó, phiên họp lần này kéo dài tới 3 ngày và sẽ tập trung vào nhiều chủ đề nhằm cải cách hệ thống phát triển của Liên Hợp Quốc.

Về lĩnh vực phát triển bền vững, các tổ chức của Liên Hợp Quốc, các nhà tài trợ đều đánh giá cao các thành tựu phát triển của Việt Nam cũng như sự hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực này. Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết, tại phiên đối thoại sáng 24/2, đại diện của OECD cũng khẳng định Việt Nam là một trong những bài học thành công.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và các lãnh đạo các quỹ, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc cũng đều đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam. Vì thế, Việt Nam đã được đề nghị chủ trì đối thoại cao cấp mở đầu cho phiên họp của ECOSOC lần này.

Đánh giá về sự phát triển cũng như vai trò của Việt Nam hiện nay, bà Kanni Wignaraja, Giám đốc Văn phòng Điều phối Hợp tác Phát triển Liên Hợp Quốc, người khá am hiểu Việt Nam sau 10 năm làm việc tại UNDP ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam là quốc gia phát triển nhanh, luôn nỗ lực giữ sự cân bằng nhằm bảo đảm sự bền vững của quá trình phát triển. Hiện nay, trên trường quốc tế, Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình và có rất nhiều đóng góp cho các quốc gia đang phát triển theo sau Việt Nam.

Xét về kinh nghiệm thu hút nguồn vốn, kiến thức và kinh nghiệm, Việt Nam ngày càng có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với phần còn lại của thế giới. “Tôi đã có một cơ hội tuyệt vời khi được làm việc tại Việt Nam, và tôi mong sớm có dịp quay lại Việt Nam để chứng kiến những đổi thay. Tôi hy vọng khi bước vào vũ đài quốc tế với tư cách là quốc gia thu nhập trung bình, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ,” bà Kanni Wignaraja nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam
70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

VOV.VN - Các doanh nghiệp này hài lòng với môi trường đầu tư có khả năng tăng trưởng cao và tăng doanh thu tại Việt Nam.

70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

VOV.VN - Các doanh nghiệp này hài lòng với môi trường đầu tư có khả năng tăng trưởng cao và tăng doanh thu tại Việt Nam.

CEO McDonald's: Được đầu tư tại Việt Nam là cơ hội tuyệt vời
CEO McDonald's: Được đầu tư tại Việt Nam là cơ hội tuyệt vời

CEO McDonald's: Chúng tôi tin rằng Việt Nam đã sẵn sàng đón nhận, vì thế, mình không đến muộn.

CEO McDonald's: Được đầu tư tại Việt Nam là cơ hội tuyệt vời

CEO McDonald's: Được đầu tư tại Việt Nam là cơ hội tuyệt vời

CEO McDonald's: Chúng tôi tin rằng Việt Nam đã sẵn sàng đón nhận, vì thế, mình không đến muộn.

Việt Nam - Trọng điểm đầu tư của doanh nghiệp Mỹ
Việt Nam - Trọng điểm đầu tư của doanh nghiệp Mỹ

Nếu năm 2013, chỉ có 22 DN Mỹ đến tìm hiểu và quan tâm đến môi trường kinh doanh tại VN, năm 2014, con số này đã tăng lên 33 DN.

Việt Nam - Trọng điểm đầu tư của doanh nghiệp Mỹ

Việt Nam - Trọng điểm đầu tư của doanh nghiệp Mỹ

Nếu năm 2013, chỉ có 22 DN Mỹ đến tìm hiểu và quan tâm đến môi trường kinh doanh tại VN, năm 2014, con số này đã tăng lên 33 DN.

Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế
Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế

VOV.VN - Việc kết nối sẽ trực tiếp tháo gỡ những vấn đề vướng mắc, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế

Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế

VOV.VN - Việc kết nối sẽ trực tiếp tháo gỡ những vấn đề vướng mắc, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Có đến 90% DN Nhật Bản được hỏi họ có kế hoạch mở rộng kinh doanh ở VN dù chỉ có khoảng 60% có lãi trong năm 2013.

Doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Có đến 90% DN Nhật Bản được hỏi họ có kế hoạch mở rộng kinh doanh ở VN dù chỉ có khoảng 60% có lãi trong năm 2013.