Việt Nam đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến ở ADMM-7
Thứ Tư, 19:43, 08/05/2013
(VOV) -Đại tướng Phùng Quang Thanh đã đề xuất một số giải pháp hợp tác cụ thể nhằm tăng cường hòa bình, ổn định trong khu vực
Ngày 7/5, tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 7 (ADMM-7) đã diễn ra tốt đẹp.
Hội nghị đã thông qua 3 văn bản quan trọng là các Tài liệu khái niệm về thiết lập chương trình giao lưu quốc phòng các nước ASEAN; thiết lập khuôn khổ hỗ trợ hậu cần các nước ASEAN; thiết lập Nhóm chuyên gia ADMM+ hành động mìn nhân đạo; Tuyên bố chung về “Cùng nhau bảo vệ người dân và tương lai của chúng ta”.
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đã đóng góp vào thành công của hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Năng lượng Brunei, Chủ tịch ADMM-7, khẳng định sự cần thiết duy trì môi trường hòa bình, ổn định vì sự phát triển, thịnh vượng của khu vực và mong rằng các nước ASEAN hãy tận dụng tốt các cơ hội, ứng phó hiệu quả với những thách thức đối với khu vực và quốc tế.
Hội nghị đã nghe Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh báo cáo những phát triển mới trong ASEAN; nghe báo cáo về Hợp tác quốc phòng ASEAN, về kết quả các hội nghị ADSOM và ADSOM+, hội nghị ACDFIM-10, về công tác chuẩn bị cho Diễn tập Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa ASEAN lần thứ 2 (AXH-2) và Diễn tập ADMM+ về Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa kết hợp quân y (HADR & MM) tại Brunei vào trung tuần tháng 6/2013.
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã trao đổi về các vấn đề quốc phòng- an ninh khu vực và quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, Đại tướng Phùng Quang Thanh đồng tình và chia sẻ với những quan điểm và đánh giá của các bộ trưởng về tình hình an ninh khu vực và tiến trình hợp tác trong khuôn khổ ADMM và ADMM+.
Đại tướng nhấn mạnh: “Hiện nay, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Đó cũng là nguyện vọng của nhân dân các nước trong khu vực, tuy nhiên diễn biến thực tế vẫn có những phức tạp khó lường.
ASEAN có thuận lợi cơ bản là nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới; kinh tế của các nước tăng trưởng khá, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. ASEAN đang ngày càng đoàn kết, hợp tác và phát triển, vị thế, vai trò của ASEAN ngày càng cao trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, các nước lớn đang tăng cường hợp tác và cạnh tranh chiến lược, đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước trong khu vực, trong đó có ASEAN.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng: “ASEAN cần tăng cường đoàn kết, hợp tác vì sự thịnh vượng chung, trong đó chú trọng hợp tác với Trung Quốc và Mỹ, là hai nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực. ASEAN cần đề xuất hướng tới cơ chế hợp tác, tham vấn với Trung Quốc, như cơ chế cấp cao (ASEAN+1) và nên giao cho cấp làm việc nghiên cứu, đề xuất”.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng tình hình biển Đông nhìn chung ổn định, các hoạt động kinh tế thương mại diễn ra sôi động, nhưng còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp, gây mất ổn định, đôi khi vẫn còn xảy ra những va chạm.
Về an ninh phi truyền thống, Bộ trưởng nêu vụ việc xảy ra gần đây, khi một nhóm cướp biển đã cướp tàu của nước ngoài rồi đi vào lãnh hải Việt Nam. Nhận được thông tin, Cảnh sát biển Việt Nam đã khẩn trương điều tra, xử lý, bắt 11 tên cướp biển mang quốc tịch nước ngoài; xử lý vụ việc an toàn tuyệt đối và giải cứu an toàn 9 ngư dân Malaysia. Việt Nam cũng hợp tác rất hiệu quả với các lực lượng chức năng của Lào trong đấu tranh phòng, chống ma túy…
Tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: “Quan điểm của Việt Nam là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982. Các bên cần cùng nhau nỗ lực thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, Tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN và Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký DOC tại Campuchia, nỗ lực thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc…”
Trong bài phát biểu, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã đề xuất một số giải pháp hợp tác cụ thể, như các bộ trưởng chỉ đạo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân, thiết lập đường dây nóng giữa hải quân các nước, tổ chức tuần tra chung trên biển, tổ chức giao lưu giữa lực lượng của các nước ASEAN đang đóng quân trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, trong đó Việt Nam và Philippines sẽ thực hiện trước; đề xuất xem xét việc các nước ASEAN có thể ký Thỏa thuận không sử dụng vũ lực trước và trong tranh chấp chủ quyền trên biển, nhất là giữa các nước trong khối có lực lượng đóng quân trên Quần đảo Trường Sa.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ: “Làm được như vậy sẽ là tiền đề để hướng tới thực hiện các thỏa thuận ở cấp cao, nhằm tăng cường hòa bình, ổn định, giảm căng thẳng, đối đầu trong khu vực”.
Bộ trưởng đánh giá cao nỗ lực của Thái Lan trong vai trò là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc và đề nghị các nước ASEAN tích cực hỗ trợ Thái Lan thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc, trong đó có việc xây dựng COC…
Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, tiến trình phát triển của ADMM không chỉ là trong phạm vi nội khối mà đã phát triển ra bên ngoài khu vực, nhằm kết nối nguồn lực để giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, như 5 lĩnh vực hợp tác mà ADMM+ đặt ra.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết: “Lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác của ASEAN, Diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa kết hợp quân y sẽ được tổ chức tại Brunei vào tháng 6/2013. Đây là cuộc diễn tập có quy mô lớn, với sự tham gia của các nước ADMM+, đánh dấu bước phát triển quan trọng, là biểu tượng của sự kết nối ASEAN với các đối tác trong khu vực. Việt Nam đánh giá cao công tác chuẩn bị rất chu đáo cho diễn tập của Brunei, đồng thời sẽ cử lực lượng tham gia diễn tập trên thực địa”.
Đề cập hoạt động hỗ trợ nhân đạo và việc Việt Nam đề xuất sáng kiến thiết lập Nhóm chuyên gia ADMM+ về Hành động mìn nhân đạo, tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đồng tình, nhất trí cao với ý kiến phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Lào tại hội nghị, theo đó các nước ASEAN cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực để khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, vì lợi ích và tương lai của nhân dân mỗi nước, nhất là đối với Việt Nam, Lào, Campuchia là những nước từng trải qua nhiều năm chiến tranh. Đây cũng là nội dung phù hợp với chủ đề năm ASEAN do Brunei đưa ra: “Cùng nhau bảo vệ người dân và tương lai của chúng ta”.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cảm ơn và đánh giá cao những nỗ lực và vai trò của Brunei trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2013, góp phần vào thành công của ADMM-7 và chuẩn bị tốt cho ADMM+ sắp tới...
Bài phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại hội nghị được các trưởng đoàn đánh giá cao. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cho rằng “Đây là bài phát biểu ấn tượng nhất, có quan điểm thẳng thắn, xây dựng và có những đề xuất sáng kiến hợp tác quốc phòng rất cụ thể, vì hòa bình, ổn định ở khu vực”.
Tại hội nghị, các bộ trưởng đã thông qua Tài liệu khái niệm về thiết lập chương trình giao lưu quốc phòng các nước ASEAN; thiết lập khuôn khổ hỗ trợ hậu cần các nước ASEAN; thiết lập Nhóm chuyên gia ADMM+ về Hành động mìn nhân đạo; về chuyển giao đồng chủ trì các Nhóm chuyên gia ADMM+.
Kết thúc hội nghị, các bộ trưởng đã ký Tuyên bố chung với chủ đề: “Cùng nhau bảo vệ người dân và tương lai của chúng ta”.
Chủ tịch hội nghị cùng các trưởng đoàn đã tổ chức họp báo, thông báo kết quả ADMM-7 và công tác chuẩn bị cho ADMM+ lần thứ hai.
Chiều cùng ngày, tại Cung điện Istana, Trưởng đoàn 10 nước dự hội nghị đã đến chào xã giao Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah.
Bên lề ADMM-7, các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã có các cuộc gặp không chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tiếp đó Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc./.
Hội nghị đã thông qua 3 văn bản quan trọng là các Tài liệu khái niệm về thiết lập chương trình giao lưu quốc phòng các nước ASEAN; thiết lập khuôn khổ hỗ trợ hậu cần các nước ASEAN; thiết lập Nhóm chuyên gia ADMM+ hành động mìn nhân đạo; Tuyên bố chung về “Cùng nhau bảo vệ người dân và tương lai của chúng ta”.
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đã đóng góp vào thành công của hội nghị.
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu (Ảnh TTXVN) |
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Năng lượng Brunei, Chủ tịch ADMM-7, khẳng định sự cần thiết duy trì môi trường hòa bình, ổn định vì sự phát triển, thịnh vượng của khu vực và mong rằng các nước ASEAN hãy tận dụng tốt các cơ hội, ứng phó hiệu quả với những thách thức đối với khu vực và quốc tế.
Hội nghị đã nghe Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh báo cáo những phát triển mới trong ASEAN; nghe báo cáo về Hợp tác quốc phòng ASEAN, về kết quả các hội nghị ADSOM và ADSOM+, hội nghị ACDFIM-10, về công tác chuẩn bị cho Diễn tập Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa ASEAN lần thứ 2 (AXH-2) và Diễn tập ADMM+ về Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa kết hợp quân y (HADR & MM) tại Brunei vào trung tuần tháng 6/2013.
Các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã trao đổi về các vấn đề quốc phòng- an ninh khu vực và quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, Đại tướng Phùng Quang Thanh đồng tình và chia sẻ với những quan điểm và đánh giá của các bộ trưởng về tình hình an ninh khu vực và tiến trình hợp tác trong khuôn khổ ADMM và ADMM+.
Đại tướng nhấn mạnh: “Hiện nay, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Đó cũng là nguyện vọng của nhân dân các nước trong khu vực, tuy nhiên diễn biến thực tế vẫn có những phức tạp khó lường.
ASEAN có thuận lợi cơ bản là nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới; kinh tế của các nước tăng trưởng khá, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. ASEAN đang ngày càng đoàn kết, hợp tác và phát triển, vị thế, vai trò của ASEAN ngày càng cao trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, các nước lớn đang tăng cường hợp tác và cạnh tranh chiến lược, đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước trong khu vực, trong đó có ASEAN.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng: “ASEAN cần tăng cường đoàn kết, hợp tác vì sự thịnh vượng chung, trong đó chú trọng hợp tác với Trung Quốc và Mỹ, là hai nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực. ASEAN cần đề xuất hướng tới cơ chế hợp tác, tham vấn với Trung Quốc, như cơ chế cấp cao (ASEAN+1) và nên giao cho cấp làm việc nghiên cứu, đề xuất”.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng tình hình biển Đông nhìn chung ổn định, các hoạt động kinh tế thương mại diễn ra sôi động, nhưng còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp, gây mất ổn định, đôi khi vẫn còn xảy ra những va chạm.
Về an ninh phi truyền thống, Bộ trưởng nêu vụ việc xảy ra gần đây, khi một nhóm cướp biển đã cướp tàu của nước ngoài rồi đi vào lãnh hải Việt Nam. Nhận được thông tin, Cảnh sát biển Việt Nam đã khẩn trương điều tra, xử lý, bắt 11 tên cướp biển mang quốc tịch nước ngoài; xử lý vụ việc an toàn tuyệt đối và giải cứu an toàn 9 ngư dân Malaysia. Việt Nam cũng hợp tác rất hiệu quả với các lực lượng chức năng của Lào trong đấu tranh phòng, chống ma túy…
Tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: “Quan điểm của Việt Nam là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982. Các bên cần cùng nhau nỗ lực thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, Tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN và Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký DOC tại Campuchia, nỗ lực thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc…”
Trong bài phát biểu, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã đề xuất một số giải pháp hợp tác cụ thể, như các bộ trưởng chỉ đạo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân, thiết lập đường dây nóng giữa hải quân các nước, tổ chức tuần tra chung trên biển, tổ chức giao lưu giữa lực lượng của các nước ASEAN đang đóng quân trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa, trong đó Việt Nam và Philippines sẽ thực hiện trước; đề xuất xem xét việc các nước ASEAN có thể ký Thỏa thuận không sử dụng vũ lực trước và trong tranh chấp chủ quyền trên biển, nhất là giữa các nước trong khối có lực lượng đóng quân trên Quần đảo Trường Sa.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu rõ: “Làm được như vậy sẽ là tiền đề để hướng tới thực hiện các thỏa thuận ở cấp cao, nhằm tăng cường hòa bình, ổn định, giảm căng thẳng, đối đầu trong khu vực”.
Bộ trưởng đánh giá cao nỗ lực của Thái Lan trong vai trò là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc và đề nghị các nước ASEAN tích cực hỗ trợ Thái Lan thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc, trong đó có việc xây dựng COC…
Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, tiến trình phát triển của ADMM không chỉ là trong phạm vi nội khối mà đã phát triển ra bên ngoài khu vực, nhằm kết nối nguồn lực để giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, như 5 lĩnh vực hợp tác mà ADMM+ đặt ra.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết: “Lần đầu tiên trong lịch sử hợp tác của ASEAN, Diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa kết hợp quân y sẽ được tổ chức tại Brunei vào tháng 6/2013. Đây là cuộc diễn tập có quy mô lớn, với sự tham gia của các nước ADMM+, đánh dấu bước phát triển quan trọng, là biểu tượng của sự kết nối ASEAN với các đối tác trong khu vực. Việt Nam đánh giá cao công tác chuẩn bị rất chu đáo cho diễn tập của Brunei, đồng thời sẽ cử lực lượng tham gia diễn tập trên thực địa”.
Đề cập hoạt động hỗ trợ nhân đạo và việc Việt Nam đề xuất sáng kiến thiết lập Nhóm chuyên gia ADMM+ về Hành động mìn nhân đạo, tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đồng tình, nhất trí cao với ý kiến phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Lào tại hội nghị, theo đó các nước ASEAN cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực để khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, vì lợi ích và tương lai của nhân dân mỗi nước, nhất là đối với Việt Nam, Lào, Campuchia là những nước từng trải qua nhiều năm chiến tranh. Đây cũng là nội dung phù hợp với chủ đề năm ASEAN do Brunei đưa ra: “Cùng nhau bảo vệ người dân và tương lai của chúng ta”.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cảm ơn và đánh giá cao những nỗ lực và vai trò của Brunei trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2013, góp phần vào thành công của ADMM-7 và chuẩn bị tốt cho ADMM+ sắp tới...
Bài phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại hội nghị được các trưởng đoàn đánh giá cao. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cho rằng “Đây là bài phát biểu ấn tượng nhất, có quan điểm thẳng thắn, xây dựng và có những đề xuất sáng kiến hợp tác quốc phòng rất cụ thể, vì hòa bình, ổn định ở khu vực”.
Tại hội nghị, các bộ trưởng đã thông qua Tài liệu khái niệm về thiết lập chương trình giao lưu quốc phòng các nước ASEAN; thiết lập khuôn khổ hỗ trợ hậu cần các nước ASEAN; thiết lập Nhóm chuyên gia ADMM+ về Hành động mìn nhân đạo; về chuyển giao đồng chủ trì các Nhóm chuyên gia ADMM+.
Kết thúc hội nghị, các bộ trưởng đã ký Tuyên bố chung với chủ đề: “Cùng nhau bảo vệ người dân và tương lai của chúng ta”.
Chủ tịch hội nghị cùng các trưởng đoàn đã tổ chức họp báo, thông báo kết quả ADMM-7 và công tác chuẩn bị cho ADMM+ lần thứ hai.
Chiều cùng ngày, tại Cung điện Istana, Trưởng đoàn 10 nước dự hội nghị đã đến chào xã giao Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah.
Bên lề ADMM-7, các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã có các cuộc gặp không chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tiếp đó Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc./.