Việt Nam kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật quốc tế ở Biển Đông

VOV.VN - Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.

Về thông tin Philippines hôm 8/11 thông qua đạo luật Vùng biển, đạo luật Đường biển của quần đảo và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi một phần các đảo, bãi đá gồm 64 thực thể ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 21/11 nhấn mạnh, Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982.

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nói: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS 1982)”.

Theo bà Phạm Thu Hằng, Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.

“Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng trên các vùng biển của mình”, bà Phạm Thu Hằng nêu rõ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết thêm, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông

VOV.VN - Việc nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông

VOV.VN - Việc nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông
Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Quan điểm của Việt Nam trước việc một số nước liên tục diễn tập ở Biển Đông
Quan điểm của Việt Nam trước việc một số nước liên tục diễn tập ở Biển Đông

VOV.VN - Việt Nam đề nghị các hoạt động của các bên, các nước liên quan cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, đồng thời phải đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông.

Quan điểm của Việt Nam trước việc một số nước liên tục diễn tập ở Biển Đông

Quan điểm của Việt Nam trước việc một số nước liên tục diễn tập ở Biển Đông

VOV.VN - Việt Nam đề nghị các hoạt động của các bên, các nước liên quan cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, đồng thời phải đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông.