Việt Nam muốn tăng cường hợp tác với Thái Lan và Myanmar

(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham.

Bên lề tham dự các hội nghị cấp cao diễn ra tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bày tỏ hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, an ninh, quốc phòng đến kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, xã hội, nhất là những kết quả hợp tác sau cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 2 diễn ra vào cuối tháng 10 năm 2012.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra

Hai Thủ tướng nhất trí chỉ đạo Bộ Ngoại giao hai nước phối hợp cùng các cơ quan, ban, ngành liên quan tích cực trao đổi, xây dựng nội hàm và lộ trình thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Thái Lan và thúc đẩy cơ chế họp Ủy Ban Hỗn hợp song phương hai nước trong năm nay.

Hai Thủ tướng nhất trí về sự cần thiết bảo đảm môi trường và an ninh nguồn nước sông Me Kong, cũng như tiếp tục phối hợp và ủng hộ lập trường chung của ASEAN như đã nêu trong Tuyên bố 6 nguyên tắc về vấn đề Biển Đông...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ hài lòng trước sự nỗ lực của hai nước trong việc tăng cường hợp tác kinh tế và khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Việt Nam và mong muốn Chính phủ Thái Lan tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Việt Nam, nhất là tại khu vực miền Trung Việt Nam, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây.

Tiếp Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những thành tựu quan trọng thời gian gần đây của Chính Phủ và Nhân dân Myanmar, nhất là trong mở rộng quan hệ đối ngoại, ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của Myanmar ở khu vực và trên thế giới; khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác chặt chẽ với Myanmar.

Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế cũng như các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của Việt Nam vào hòa bình, ổn định ở khu vực và quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua, nhất là về chính trị-đối ngoại, kinh tế-thương mại-đầu tư, an ninh-quốc phòng, nông nghiệp…

Để tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác, đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, mở rộng hợp tác giữa các địa phương và giao lưu nhân dân; tích cực triển khai các thỏa thuận đã đạt được, trong đó tập trung vào 12 lĩnh vực ưu tiên cũng như phát huy hiệu quả của các cơ chế hợp tác sẵn có nhằm tăng kim ngạch thương mại và dòng đầu tư hai chiều, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam –Myanmar đạt ít nhất 500 triệu USD vào năm 2015.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là ASEAN và Liên Hợp Quốc cũng như các cơ chế hợp tác tiểu vùng (ACMECS, CLMV, GMS và EWEC). Việt Nam mong Myanmar sớm trở thành thành viên của Ủy hội quốc tế sông Me Kong. Hai bên cũng nhất trí hợp tác chặt chẽ cùng với các nước ASEAN khác thúc đẩy lập trường chung và vai trò trung tâm của ASEAN đối với những vấn đề chung của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam sẽ hết sức ủng hộ để Myanmar đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2014.

Kết thúc thành công tham dự các hội nghị cấp cao tại Vientiane, chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm và làm việc tại một số tỉnh Bắc Lào. Chuyến thăm nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào, đồng thời làm sâu sắc hơn nữa sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước cũng như thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai nước nói chung và các địa phương của hai nước nói riêng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng hội kiến lãnh đạo Lào, Campuchia
Thủ tướng hội kiến lãnh đạo Lào, Campuchia

(VOV) - Thủ tướng đã có các cuộc hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

Thủ tướng hội kiến lãnh đạo Lào, Campuchia

Thủ tướng hội kiến lãnh đạo Lào, Campuchia

(VOV) - Thủ tướng đã có các cuộc hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

Việt Nam tích cực tham gia cơ chế hợp tác của khu vực
Việt Nam tích cực tham gia cơ chế hợp tác của khu vực

(VOV) Việc Thủ tướng tham gia các hội nghị tại Lào thể hiện vị thế, quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực.

Việt Nam tích cực tham gia cơ chế hợp tác của khu vực

Việt Nam tích cực tham gia cơ chế hợp tác của khu vực

(VOV) Việc Thủ tướng tham gia các hội nghị tại Lào thể hiện vị thế, quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực.

Thủ tướng đề xuất 3 mục tiêu chính hợp tác ACMECS
Thủ tướng đề xuất 3 mục tiêu chính hợp tác ACMECS

(VOV) - Sáng 13/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác Kinh tế Ayeyawadi-Chao Phraya-Mekong lần thứ 5.

Thủ tướng đề xuất 3 mục tiêu chính hợp tác ACMECS

Thủ tướng đề xuất 3 mục tiêu chính hợp tác ACMECS

(VOV) - Sáng 13/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác Kinh tế Ayeyawadi-Chao Phraya-Mekong lần thứ 5.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tam giác phát triển
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tam giác phát triển

(VOV) -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị thực hiện 9 điểm để phát triển ba nước Khu vực Tiểu vùng Mekong.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tam giác phát triển

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tam giác phát triển

(VOV) -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị thực hiện 9 điểm để phát triển ba nước Khu vực Tiểu vùng Mekong.