Việt Nam nói gì về thông tin chiến hạm Anh, New Zeland cùng tiến vào Biển Đông?

VOV.VN - Chủ trương nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động hợp tác trên biển của các quốc gia cần tuân thủ quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về thông tin chiến hạm HMNZS Te Kaha của New Zealand đã cùng nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh thực hiện hải trình tới Biển Đông để tham gia cuộc tập trận phòng thủ quốc tế quy mô lớn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp báo chiều 7/10 nêu rõ:

“Chủ trương nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động hợp tác trên biển của các quốc gia cần tuân thủ quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), đóng góp có trách nhiệm vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các quốc gia về thượng tôn pháp luật, nhất là UNCLOS 1982, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và hợp tác ở Biển Đông”.

Trước đó, hôm 6/10, Lực lượng Phòng vệ New Zeland (NZDF) ra thông cáo cho biết: "Chiến hạm Te Kaha của hải quân New Zeland cùng các đối tác quân sự đi qua Biển Đông trên đường tới nơi tổ chức một cuộc diễn tập lớn".

Tàu Te Kaha sẽ song hành với Nhóm Tác chiến Tàu sân bay Queen Elizabeth của Anh trong khoảng một tuần hoạt động ở Biển Đông, trước khi tham gia diễn tập Bersama Gold 21 ngoài khơi Singapore từ ngày 8/10 đến 16/10.

Bersama Gold 21 đánh đấu 50 năm Thỏa thuận Phòng thủ 5 nước, bao gồm Australia, Anh, Singapore, Malaysia và New Zealand./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam nói gì về việc Ấn Độ cử tàu chiến đến Biển Đông tập trận?
Việt Nam nói gì về việc Ấn Độ cử tàu chiến đến Biển Đông tập trận?

VOV.VN - Chủ trương nhất quán của Việt Nam là hoạt động trên biển của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần tuân thủ đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Việt Nam nói gì về việc Ấn Độ cử tàu chiến đến Biển Đông tập trận?

Việt Nam nói gì về việc Ấn Độ cử tàu chiến đến Biển Đông tập trận?

VOV.VN - Chủ trương nhất quán của Việt Nam là hoạt động trên biển của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần tuân thủ đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán về Phán quyết ở Biển Đông
Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán về Phán quyết ở Biển Đông

VOV.VN - Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý.

Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán về Phán quyết ở Biển Đông

Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán về Phán quyết ở Biển Đông

VOV.VN - Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý.

Việt Nam và Thái Lan ủng hộ thực hiện đầy đủ DOC và đàm phán COC trên Biển Đông
Việt Nam và Thái Lan ủng hộ thực hiện đầy đủ DOC và đàm phán COC trên Biển Đông

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ Ngoại Ngoại giao hai nước Việt Nam và Thái Lan cùng thống nhất tầm quan trọng của việc duy trì trật tự biển Đông dựa trên luật lệ, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật biển UNCLOS 1982.

Việt Nam và Thái Lan ủng hộ thực hiện đầy đủ DOC và đàm phán COC trên Biển Đông

Việt Nam và Thái Lan ủng hộ thực hiện đầy đủ DOC và đàm phán COC trên Biển Đông

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ Ngoại Ngoại giao hai nước Việt Nam và Thái Lan cùng thống nhất tầm quan trọng của việc duy trì trật tự biển Đông dựa trên luật lệ, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật biển UNCLOS 1982.

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông
Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông

VOV.VN - Duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm là nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia.

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông

VOV.VN - Duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm là nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia.