Việt Nam thất vọng việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

VOV.VN - Ngày 3/8/2024, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường.

Theo đó, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

"Chúng tôi thất vọng về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. Mặc dù ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, quyết định này không phản ánh đầy đủ những nỗ lực và thành tựu to lớn của Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Trong thời gian qua, các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực phối hợp với Bộ Thương mại Hoa Kỳ cung cấp nhiều lập luận thuyết phục khẳng định kinh tế Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ sáu tiêu chí kinh tế thị trường theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ. Điều này cũng được nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia Hoa Kỳ và quốc tế ủng hộ. Trên thực tế, đến nay, đã có 72 quốc gia đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Các tổ chức quốc tế đều ghi nhận những bước tiến vượt bậc của kinh tế Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao.

Trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện cam kết về việc phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, mang tính xây dựng và tiến tới sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Các cơ quan hữu quan của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối tác Hoa Kỳ bảo đảm quan hệ kinh tế, thương mại song phương tiếp tục phát triển ổn định, hài hòa, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam lấy làm tiếc khi Hoa Kỳ chưa công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường
Việt Nam lấy làm tiếc khi Hoa Kỳ chưa công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường

VOV.VN - Bộ Công Thương lấy làm tiếc vào ngày 02/08/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Việt Nam lấy làm tiếc khi Hoa Kỳ chưa công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường

Việt Nam lấy làm tiếc khi Hoa Kỳ chưa công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường

VOV.VN - Bộ Công Thương lấy làm tiếc vào ngày 02/08/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

TS. Công Phạm, Đại học Deakin (Australia): Việt Nam có nền kinh tế thị trường
TS. Công Phạm, Đại học Deakin (Australia): Việt Nam có nền kinh tế thị trường

VOV.VN - Tiến sĩ Công Phạm khẳng định: Việt Nam đã phát triển rất nhanh từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, đó là sự ra đời của các công ty tư nhân và các công ty khởi nghiệp.

TS. Công Phạm, Đại học Deakin (Australia): Việt Nam có nền kinh tế thị trường

TS. Công Phạm, Đại học Deakin (Australia): Việt Nam có nền kinh tế thị trường

VOV.VN - Tiến sĩ Công Phạm khẳng định: Việt Nam đã phát triển rất nhanh từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, đó là sự ra đời của các công ty tư nhân và các công ty khởi nghiệp.

Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị thế của Việt Nam
Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị thế của Việt Nam

VOV.VN - Mỹ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam sẽ làm thay đổi lớn về vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xóa bỏ nhiều trở ngại và rào cản trong các mối quan hệ hợp tác thương mại cũng như thu hút đầu tư.

Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị thế của Việt Nam

Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường sẽ tăng vị thế của Việt Nam

VOV.VN - Mỹ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam sẽ làm thay đổi lớn về vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, xóa bỏ nhiều trở ngại và rào cản trong các mối quan hệ hợp tác thương mại cũng như thu hút đầu tư.