Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Chấp hành UNESCO: Khẳng định vị thế trên trường quốc tế

VOV.VN - Việc nước ta trúng cử vào Hội đồng Chấp hành UNESCO với số phiếu rất cao khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam vừa trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2021-2025. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về nội dung này.

PV: Xin Bộ trưởng đánh giá ý nghĩa của sự kiện này?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: UNESCO là một trong các tổ chức chuyên môn quan trọng của Liên Hợp Quốc, có chức năng thúc đẩy hợp tác giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin-truyền thông. Nội dung hợp tác của UNESCO trong những lĩnh vực này phù hợp với chủ trương, quan điểm phát triển của Đảng và Nhà nước ta như: lấy con người là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển, văn hoá là nền tảng tinh thần, giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước.

Ngày 17/11/2021, ngay trước thềm Hội nghị Văn hóa toàn quốc (ngày 24/11), Việt Nam là một trong 27 nước trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 với số phiếu rất cao, đạt xấp xỉ 92%, xếp thứ 6/27 quốc gia trúng cử.

Cùng với trúng cử vào các tổ chức, thể chế đa phương có uy tín gần đây, việc lần thứ 5 Việt Nam đảm nhận vai trò Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt:

Thứ nhất, tiếp tục góp phần khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, triển khai đồng bộ và phối hợp hiệu quả giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, giữa ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương.

Thứ hai, việc nước ta trúng cử vào Hội đồng Chấp hành UNESCO với số phiếu rất cao khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Cho thấy cộng đồng quốc tế ủng hộ sự tham gia tích cực của Việt Nam vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, trong đó có các tổ chức của Liên Hợp Quốc.

Thứ ba, việc trở thành Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO tạo điều kiện cho Việt Nam trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thông qua các quyết định quan trọng của UNESCO, từ đó mở ra cơ hội thuận lợi cho chúng ta bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia- dân tộc trong hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ ở tầm toàn cầu, đồng thời tranh thủ tri thức và các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế- xã hội, trực tiếp góp phần phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, phát triển giáo dục- đào tạo và khoa học- công nghệ phù hợp với xu thế chung của thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

PV: Xin Bộ trưởng cho biết trên cương vị Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vào UNESCO như thế nào?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Với tư cách là thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực đóng góp vào hoạt động của UNESCO, đặc biệt là trong các vấn đề quan trọng, được UNESCO và các nước thành viên quan tâm như: cải cách nhằm tăng cường dân chủ, minh bạch và nâng cao uy tín của UNESCO; xây dựng các chính sách và tìm giải pháp nhằm bảo vệ, thúc đẩy lợi ích của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam; đóng góp vào các chương trình trọng tâm của UNESCO hiện nay như: tiêu chuẩn về đạo đức Trí tuệ nhân tạo, giáo dục vì sự phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa…

Có thể nói, trong thời gian tới, Việt Nam quyết tâm hoàn thành trách nhiệm là ủy viên Hội đồng Chấp hành để thúc đẩy, phát huy vai trò của UNESCO vì sự tiến bộ chung của nhân loại.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO, tận dụng các ý tưởng, sáng kiến, nguồn lực của UNESCO, mở ra những “không gian phát triển mới” cho Việt Nam, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của xã hội và tạo cơ sở thuận lợi để nước ta hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam được bầu vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 
Việt Nam được bầu vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 

VOV.VN - Với số phiếu nhận được rất cao, Việt Nam chính thức được các nước thành viên UNESCO bầu vào Hội đồng chấp hành, một trong những cơ quan điều hành quyền lực nhất của Tổ chức, trong phiên họp toàn thể của Đại hội đồng UNESCO ngày 17/11 tại trụ sở ở thủ đô Paris, Pháp.

Việt Nam được bầu vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 

Việt Nam được bầu vào Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 

VOV.VN - Với số phiếu nhận được rất cao, Việt Nam chính thức được các nước thành viên UNESCO bầu vào Hội đồng chấp hành, một trong những cơ quan điều hành quyền lực nhất của Tổ chức, trong phiên họp toàn thể của Đại hội đồng UNESCO ngày 17/11 tại trụ sở ở thủ đô Paris, Pháp.

UNESCO kỷ niệm 75 năm thành lập
UNESCO kỷ niệm 75 năm thành lập

VOV.VN - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) kỷ niệm 75 năm thành lập bằng một buổi lễ trang trọng tổ chức tối 12/11 tại trụ sở ở Paris (Pháp), với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, nhiều nhà hoạt động xã hội và nhiều nghệ sĩ quốc tế lớn.

UNESCO kỷ niệm 75 năm thành lập

UNESCO kỷ niệm 75 năm thành lập

VOV.VN - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) kỷ niệm 75 năm thành lập bằng một buổi lễ trang trọng tổ chức tối 12/11 tại trụ sở ở Paris (Pháp), với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, nhiều nhà hoạt động xã hội và nhiều nghệ sĩ quốc tế lớn.

UNESCO và Tập đoàn SOVICO hợp tác xây dựng thành phố sáng tạo, phát triển du lịch bền vững
UNESCO và Tập đoàn SOVICO hợp tác xây dựng thành phố sáng tạo, phát triển du lịch bền vững

VOV.VN - Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác diễn ra tại trụ sở UNESCO, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay.

UNESCO và Tập đoàn SOVICO hợp tác xây dựng thành phố sáng tạo, phát triển du lịch bền vững

UNESCO và Tập đoàn SOVICO hợp tác xây dựng thành phố sáng tạo, phát triển du lịch bền vững

VOV.VN - Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác diễn ra tại trụ sở UNESCO, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay.