Những thách thức lớn trong chuyển đổi số y tế

VOV.VN - Bộ Y tế đã ban hành không ít văn bản về lộ trình chuyển đổi số, nhưng đến nay tiến độ triển khai nhiều nội dung công việc còn chậm. Chuyển đổi số ngành y tế gặp nhiều thách thức lớn.

Nhiều vướng mắc liên quan công nghệ

“Bộ Y tế đã có không ít văn bản về lộ trình chuyển đổi số, điển hình như chương trình chuyển đổi ngành y tế đến năm 2030 với một loạt chỉ tiêu đặt ra, nhưng đến nay, rất nhiều chỉ tiêu chưa triển khai được, đặc biệt liên quan bệnh án điện tử. Lộ trình thực hiện chuyển đổi số đang tiến triển một cách chậm chạp do nguyên nhân khách quan và chủ quan”, ông Nguyễn Trường Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin y tế quốc gia thẳng thắn nhìn nhận.

Với góc nhìn của chuyên gia công nghệ, ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số - Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam nêu một loạt vướng mắc trên hành trình chuyển đổi số ngành y tế. Trước hết là nguồn nhân lực công nghệ. Không thể kêu gọi 1 người giỏi công nghệ thông tin đang làm ngân hàng chuyển sang làm cho cơ sở khám chữa bệnh. Chi phí cho chuyên gia công nghệ khá cao, nhiều cơ sở khám chữa bệnh không đủ nguồn tài chính để trả lương. Ngay cả bệnh viện tư như Vinmec làm khá tốt chính sách thu hút người tài nhưng cũng không lại được với các ngân hàng.

Đặc biệt, “chuyển đổi số gồm rất nhiều nội dung như xây dựng khung kiến trúc tích hợp, các tiêu chuẩn thiết kế, chia sẻ… Bệnh viện phải có kiến trúc sư trưởng về triển khai công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nếu không có sẵn người đáp ứng yêu cầu thì đi thuê. Tuy nhiên, hiện các bệnh viện lớn cũng chưa làm được việc này. Thách thức nguồn nhân lực là thách thức số 1 của ngành y tế”, ông Vân nhấn mạnh.

Thách thức lớn khác, theo ông Vân, với các hoạt động như ký số, xác thực, bảo mật, lưu trữ dữ liệu ngành y tế… thì hiện giờ mỗi cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam làm một kiểu. Cần phải ban hành chuẩn để các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh triển khai thống nhất, đồng bộ, thì mới chia sẻ, xác thực được dữ liệu. Khi đó sẽ không còn chuyện phải in ra giấy hồ sơ khám bệnh điện tử rồi mang đi xin cấp bằng lái xe hoặc đi xin việc… Dữ liệu thông tin y tế phải xây dựng tích hợp, liên thông, tôn trọng quyền làm chủ dữ liệu của người bệnh. Giải quyết được câu chuyện liên thông, chuẩn hóa dữ liệu không chỉ tốt cho riêng ngành y tế mà còn tốt cho nhiều ngành khác như bảo hiểm, giáo dục…

“Chuyển đổi số là quá trình lâu dài. Dự kiến ngành y tế phải mất 5 – 7 năm nữa. Nếu không ban hành ngay những chính sách, quy định liên quan tới ứng dụng công nghệ, số hóa, chuẩn hóa… thì còn nhiều vướng mắc”, ông Vân nhận định.

Bàn về những khó khăn, thách thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y tế công cộng nêu hiện trạng không dễ tìm được sản phẩm/nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ công nghệ số cho bệnh viện. Không có kiến thức nên kể cả giám đốc bệnh viện trung ương cũng vẫn loay hoay, không biết nên dùng sản phẩm nào để không bị “sa lầy”.

“Các giám đốc công ty phần mềm đều nói bệnh viện khó vào làm dự án công nghệ thông tin. Nhiều bệnh viện không có người chịu trách nhiệm chính, không biết ai là người có quyền tối cao, nên lúc gặp vấn đề trục trặc, công ty phần mềm không biết phải tìm ai để giải quyết. Mặt khác, làm dự án công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho bệnh viện, phía công ty phần mềm phải mất rất nhiều thời gian để trao đổi thông tin, tìm hiểu quy trình, nói chung là làm rất nhiều việc, nhưng cứ làm xong phía bệnh viện lại nghĩ ra cái mới. Ngay cả bác sĩ cũng chưa nghĩ ra hết những nội dung mà công nghệ thông tin có thể giải quyết để ra đầu bài chuẩn”, ông Hải kể.

Tiền đâu để đầu tư?

PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y tế công cộng lưu ý, từng có quy định, bệnh viện phải có phòng công nghệ thông tin, phải dành tối thiểu 2% tổng doanh thu của bệnh viện cho công nghệ thông tin. Thế nhưng thời gian qua, bệnh viện thì bảo 2% là tỷ lệ quá ít, không đủ tiền triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, có bệnh viện lại kêu 2% quá nhiều.

“Thực tế, 2% của Bệnh viện Bạch Mai doanh thu hàng nghìn tỷ đồng khác hẳn 2% của bệnh viện nhỏ doanh thu chỉ mấy tỷ đồng. Quy định này không khả thi, sau bỏ luôn. Giờ không thấy chốt bệnh viện phải dành bao nhiêu % doanh thu cho công nghệ thông tin nữa. Nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí được cơ quan quản lý nhà nước ban hành mà quên mất khả năng chi trả của bệnh viện”, ông Hải cho hay.

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y tế công cộng đề xuất xây dựng cơ chế cho bệnh viện có thể vay tiền để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin rồi trả dần. Ví dụ vay khoảng 20 năm với lãi suất thấp, mỗi năm trừ đi một ít, như vậy sẽ đỡ áp lực về “bài toán” tài chính cho các bệnh viện.

Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin y tế quốc gia Nguyễn Trường Nam cho rằng, tài chính là “bài toán khó” cho các đơn vị y tế khi đa phần đang dần bước sang mô hình tự chủ. Nguồn tài chính đầu tư công nghệ thông tin rất hạn chế. Những cơ sở y tế lớn còn có nguồn lực, còn hầu hết bệnh viện tuyến huyện, trung tâm y tế gần như hoàn toàn phụ thuộc công tác khám bảo hiểm, không có các nguồn khác để tái đầu tư.

“Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ dần dần xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật và giá một số gói dịch vụ để cho phép trong từng hoạt động y tế có cả chi phí công nghệ thông tin, từ đó giúp các bệnh viện có thêm nguồn tái đầu tư để chủ động hơn trong công tác đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số”, ông Nam chia sẻ thông tin tích cực.

Trong dữ liệu y tế, dữ liệu khám chữa bệnh là nhóm dữ liệu trọng yếu, then chốt, bên cạnh các nhóm dữ liệu dự phòng, dữ liệu về trang thiết bị y tế, dữ liệu về sức khỏe bà mẹ trẻ em… Dữ liệu khám chữa bệnh được xem như nền tảng cốt lõi trong việc triển khai sổ sức khỏe điện tử và hồ sơ sức khỏe điện tử. Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Công an để làm sạch dữ liệu về khám chữa bệnh, từ đó liên thông chia sẻ dữ liệu với các cơ sở y tế trên toàn quốc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần như toàn bộ cuộc sống đã xoay quanh môi trường số
Gần như toàn bộ cuộc sống đã xoay quanh môi trường số

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, chúng ta đang sống trong không gian mới là không gian số trong khoảng 10 năm trở lại đây. Vì vậy, vấn đề truyền thông để mọi người có kỹ năng số, biết sử dụng các nền tảng số, có khả năng đề kháng cho không gian số, đào tạo cho cả thế hệ tương lai (học sinh, sinh viên) là rất cần thiết.

Gần như toàn bộ cuộc sống đã xoay quanh môi trường số

Gần như toàn bộ cuộc sống đã xoay quanh môi trường số

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, chúng ta đang sống trong không gian mới là không gian số trong khoảng 10 năm trở lại đây. Vì vậy, vấn đề truyền thông để mọi người có kỹ năng số, biết sử dụng các nền tảng số, có khả năng đề kháng cho không gian số, đào tạo cho cả thế hệ tương lai (học sinh, sinh viên) là rất cần thiết.

Chuyển đổi số và những lợi ích thiết thực đối với người dân
Chuyển đổi số và những lợi ích thiết thực đối với người dân

VOV.VN - Chuyển đổi số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, xây dựng nền hành chính công không giấy tờ đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, tiết kiệm cả thời gian, công sức, chi phí.

Chuyển đổi số và những lợi ích thiết thực đối với người dân

Chuyển đổi số và những lợi ích thiết thực đối với người dân

VOV.VN - Chuyển đổi số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, xây dựng nền hành chính công không giấy tờ đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, tiết kiệm cả thời gian, công sức, chi phí.

Việt Nam sẽ có 7 tuyến cáp quang biển vào 2025
Việt Nam sẽ có 7 tuyến cáp quang biển vào 2025

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Quý I năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm 2 tuyến cáp quang biển đi vào vận hành, đồng thời trong năm 2025, các doanh nghiệp tiếp tục phát triển thêm các tuyến ALC, đảm bảo cơ bản đáp ứng nhu cầu truyền dẫn viễn thông Việt Nam đi quốc tế.

Việt Nam sẽ có 7 tuyến cáp quang biển vào 2025

Việt Nam sẽ có 7 tuyến cáp quang biển vào 2025

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Quý I năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm 2 tuyến cáp quang biển đi vào vận hành, đồng thời trong năm 2025, các doanh nghiệp tiếp tục phát triển thêm các tuyến ALC, đảm bảo cơ bản đáp ứng nhu cầu truyền dẫn viễn thông Việt Nam đi quốc tế.