Việt Nam đặt mục tiêu phát triển các trung tâm dữ liệu siêu lớn

VOV.VN - Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển các Trung tâm dữ liệu siêu lớn, Trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Trung tâm dữ liệu biên đáp ứng yêu cầu trong nước để sẵn sàng phát triển các Trung tâm dữ liệu khu vực.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, với mục tiêu xây dựng và phát triển hạ tầng số của nước ta tiên tiến, hiện đại ngang tầm các nước phát triển trên thế giới, được Nhà nước ưu tiên phát triển và bảo vệ như hạ tầng giao thông, năng lượng.

Chiến lược đặt mục tiêu năm 2025, sẽ phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình, 100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga/cảng biển/sân bay quốc tế có dịch vụ di động 5G, đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới. Trung bình mỗi người dân có 1 kết nối Internet vạn vật (IoT - Internet of Things), một định danh số. Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50%.

Chiến lược cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hình thành các trung tâm dữ liệu hỗ trợ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, đồng thời phát triển các trung tâm dữ liệu mới đạt tiêu chuẩn xanh theo tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển nền tảng cung cấp công nghệ số (IoT, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, an ninh mạng) như dịch vụ, đóng vai trò là hạ tầng mềm để phát triển kinh tế, xã hội.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu 100% người sử dụng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên, mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số, đồng thời xây dựng, bảo đảm năng lực, sẵn sàng triển khai thử nghiệm mạng di động 6G. Từ nay đến 2030 sẽ triển khai và đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350 Tbps.

Hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu một tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ. Triển khai và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu một tuyến cáp quang đất liền quốc tế. Chiến lược cũng đặt mục tiêu đến 2030 sẽ phát triển các Trung tâm dữ liệu siêu lớn; Trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo; Trung tâm dữ liệu biên đáp ứng yêu cầu trong nước và sẵn sàng phát triển các Trung tâm dữ liệu khu vực.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đề xuất nhiều giải pháp. Về thể chế, nghiên cứu, ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Viễn thông theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cung cấp dịch vụ viễn thông băng rộng, giá cước phù hợp bảo đảm cạnh tranh lành mạnh. Với các công nghệ mới sẽ nghiên cứu, xây dựng và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, miễn trừ một số trách nhiệm có điều kiện để thử nghiệm công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới.

Một giải pháp nữa là ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng giao thông, năng lượng  thông qua việc ban hành các chính sách, quy định bảo đảm hạ tầng kỹ thuật của các ngành khác (giao thông, điện, chiếu sáng...) phải cho hạ tầng viễn thông được chia sẻ, dùng chung nhằm hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông, bảo đảm hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế.

Giải pháp quan trọng khác là huy động nguồn lực, bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực thực hiện. Trong đó, Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược này do Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu thực hiện. Doanh nghiệp viễn thông có phương án nghiên cứu chuyển đổi thành doanh nghiệp hạ tầng số, chuyển đổi nguồn nhân lực, nâng cao tỷ trọng chuyên gia công nghệ số.

Ngoài ra, ưu tiên nguồn vốn khoa học và công nghệ, nguồn vốn từ các chương trình quốc gia để phát triển công nghệ số, chương trình phát triển sản phẩm quốc gia để phát triển sản phẩm công nghệ số, dịch vụ số, giải pháp phát triển hạ tầng số và các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hạ tầng số. Thực hiện phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ số, đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng số.

Để thúc đẩy hạ tầng số phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, Chiến lược đề cập đến chính sách đẩy mạnh nghiên cứu phát triển. Trong đó có nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong triển khai mạng truy nhập Internet băng rộng bao gồm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp. Thực hiện nghiên cứu, phát triển sản phẩm Make in Việt Nam, phát triển hạ tầng số. Nghiên cứu, triển khai thương mại hóa mạng di động 5G và điện toán đám mây để hiện đại hóa hạ tầng số Việt Nam.

Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các hạ tầng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, IoT, dữ liệu lớn cũng như nghiên cứu phát triển các nền tảng cung cấp công nghệ số như dịch vụ có tính chất nền tảng cấp quốc gia. Chiến lược cũng đề ra các giải pháp khác như bảo đảm an toàn, an ninh mạng, xây dựng công cụ đo lường, quản lý, giám sát,  đẩy mạnh hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế cũng như tuyên truyền và nâng cao năng lực khai thác hạ tầng số.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yếu tố mang tính chất quyết định chuyển đổi số tại Việt Nam
Yếu tố mang tính chất quyết định chuyển đổi số tại Việt Nam

VOV.VN - Chuyển đổi số là một xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Yếu tố mang tính chất quyết định chuyển đổi số tại Việt Nam

Yếu tố mang tính chất quyết định chuyển đổi số tại Việt Nam

VOV.VN - Chuyển đổi số là một xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Ra mắt chương trình đào tạo Chuyên gia Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Ra mắt chương trình đào tạo Chuyên gia Bảo vệ dữ liệu cá nhân

VOV.VN - Chương trình được thiết kế, xây dựng, giảng dạy bởi các chuyên gia đầu ngành, nhằm giúp xây dựng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thông tin giữa bối cảnh chuyển đổi số diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nguy cơ lộ lọt dữ liệu cá nhân ngày càng lớn.

Ra mắt chương trình đào tạo Chuyên gia Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Ra mắt chương trình đào tạo Chuyên gia Bảo vệ dữ liệu cá nhân

VOV.VN - Chương trình được thiết kế, xây dựng, giảng dạy bởi các chuyên gia đầu ngành, nhằm giúp xây dựng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thông tin giữa bối cảnh chuyển đổi số diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nguy cơ lộ lọt dữ liệu cá nhân ngày càng lớn.

Tự động hoá thúc đẩy chuyển đổi số bền vững
Tự động hoá thúc đẩy chuyển đổi số bền vững

VOV.VN - Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tự động hóa được xem là công nghệ quan trọng, tranh thủ tận dụng tiến bộ của các ngành khác như: AI, bán dẫn, IoT, Bigdata, công nghệ số để thúc đẩy chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Tự động hoá thúc đẩy chuyển đổi số bền vững

Tự động hoá thúc đẩy chuyển đổi số bền vững

VOV.VN - Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tự động hóa được xem là công nghệ quan trọng, tranh thủ tận dụng tiến bộ của các ngành khác như: AI, bán dẫn, IoT, Bigdata, công nghệ số để thúc đẩy chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, bền vững.

// POLL JS