Mã độc tống tiền tấn công máy tính - Làm gì để bảo vệ?

VOV.VN - Nếu tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây, người dùng hoàn toàn có thể tự bảo vệ máy tính trước sự tấn công của mã độc tống tiền Ransomware.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang bị một loại virus máy tính nguy hiểm tấn công với tên gọi “Ransomware”, “Rançongiciel” hay còn gọi là virus tống tiền. Với tên gọi “NotPetya”, virus này mã hóa các tập tin và phong tỏa toàn bộ các máy tính “nạn nhân” và tiếp đó đòi một khoản tiền chuộc.

Lúc này, người dùng không còn có thể truy cập vào các nội dung trong máy tính. Những virus không chỉ lây lan trong giới doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến người dùng cá nhân. 

Ngắt kết nối internet ngay khi phát hiện máy tính nhiễm virus tống tiền Ransomware. (Ảnh minh họa: KT)

Làm gì khi trở thành nạn nhân của virus tống tiền?

Điều đầu tiên người dùng cần làm là tháo tất cả thiết bị, máy móc kết nối với máy tính. Đó có thể là USB, ổ cứng ngoài, điện thoại di động sạc qua máy tính… Ngắt kết nối máy tính với mạng internet. Tắt Wifi, tháo cáp Ethernet.

Những tác vụ này nhằm thiết lập một hàng rào cách ly xung quanh máy tính bị nhiễm virus, khi đó virus sẽ không thể lây lan và làm ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong cùng mạng của một doanh nghiệp.

Có nên trả tiền để lấy lại tập tin?

Câu trả lời là “Không!”. Thực tế đã có nhiều người dùng không lấy lại được các file trong máy tính ngay cả sau khi họ đã chuyển tiền cho hacker. Đó là chưa nói đến trong quá trình giao dịch chuyển tiền sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến thẻ tín dụng.

Do đó, khi chắc chắn biết máy tính của mình bị nhiễm độc, người dùng hãy cài đặt lại hệ điều hành máy tính của mình. Nếu không được, hãy liên hệ với bộ phận kĩ thuật chuyên trách, các nhà an ninh mạng để họ giúp giải quyết vấn đề.

Làm gì để bảo vệ?

Người dùng luôn cập nhật bảo mật do Windows cung cấp cũng như phần mềm diệt virus. Tuy nhiên cũng cần hết sức lưu ý trong quá trình cập nhật phần mềm, bởi vì các virus tống tiền cũng có thể khai thác lỗ hổng từ các ứng dụng tưởng chừng như vô hại.

Người dùng nên thường xuyên sao lưu các tập tin quan trọng trên thiết bị lưu trữ như ổ cứng. Tạo tài khoản người dùng riêng trên máy tính để tách các quyền quản trị tài khoản để sử dụng để duyệt web mỗi ngày. Điều này có thể làm chậm quá trình lây lan của virus.

Đặc biệt, người dùng tuyệt đối không mở các email khả nghi hoặc không bao giờ tải về các tập tin từ một người hoặc các tổ chức xa lạ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vẫn còn mã độc WannaCry tại một số cơ quan ở TP HCM
Vẫn còn mã độc WannaCry tại một số cơ quan ở TP HCM

Mã độc tống tiền WannaCry vẫn còn đang hiện diện tại hệ thống mạng của một số cơ quan tại TP HCM.

Vẫn còn mã độc WannaCry tại một số cơ quan ở TP HCM

Vẫn còn mã độc WannaCry tại một số cơ quan ở TP HCM

Mã độc tống tiền WannaCry vẫn còn đang hiện diện tại hệ thống mạng của một số cơ quan tại TP HCM.

Cảnh báo mã độc đội lốt ứng dụng “sạch” đang phát tán tại Việt Nam
Cảnh báo mã độc đội lốt ứng dụng “sạch” đang phát tán tại Việt Nam

Một loại mã độc trên nền tảng Android đang đội lốt các ứng dụng “sạch” được chia sẻ trên kho ứng dụng Google Play để lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng.

Cảnh báo mã độc đội lốt ứng dụng “sạch” đang phát tán tại Việt Nam

Cảnh báo mã độc đội lốt ứng dụng “sạch” đang phát tán tại Việt Nam

Một loại mã độc trên nền tảng Android đang đội lốt các ứng dụng “sạch” được chia sẻ trên kho ứng dụng Google Play để lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng.

Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột

Loại Trojan mới này có khả năng tự tải về máy ngay khi bạn di chuột qua đường dẫn có nhúng mã độc.

Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột

Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột

Loại Trojan mới này có khả năng tự tải về máy ngay khi bạn di chuột qua đường dẫn có nhúng mã độc.