Máy dò thiết bị công nghệ gian lận thi cử

VOV.VN - Sản phẩm gọn nhẹ, dễ vận hành và sử dụng được thời gian dài nên việc phòng chống gian lận trong các kỳ thi đạt hiệu quả. 

Nhằm ngăn chặn và phát hiện thí sinh sử dụng các thiết bị công nghệ cao gian lận trong thi cử, nhóm giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên đã nghiên cứu và chế tạo thành công “Máy dò phát hiện thiết bị công nghệ để làm bài thi.."

Thiết bị hoạt động rất hiệu quả và được sử dụng tại một số trường ĐH và Trung tâm sát hạch lái xe. 

Máy dò phát hiện thiết bị gian lận trong thi cử của nhóm giảng viên đại học Tây Nguyên, là thiết bị điện tử có kích thước tương đương chiếc laptop 15 inch, nặng chỉ 400gram, chi phí chế tạo khoảng 5 triệu đồng.

Máy có hệ thống dò sóng âm tần 100Hz-20kHz, bán kính dò tối đa là 8m, cùng cảm biến từ trường biến thiên từ các thiết bị gian lận công nghệ cao phát ra khi chúng được sử dụng trong các kỳ thi.

Kỹ sư Tôn Thất Trường Nam, Trưởng nhóm nghiên cứu chế tạo máy cho biết, để gian lận trong thi cử, học sinh, sinh viên có thể sử dụng các thiết bị tinh vi như: vòng từ trường, tai nghe hạt đậu, điện thoại mô phỏng thẻ ATM, máy truyền tín hiệu bluetooth kết nối với tai nghe "siêu nhỏ" để truyền đề thi đã được mã hóa ra ngoài nhờ người giải và truyền ngược lại để làm bài thi.

Kỹ sư Nam cho biết, khi sử dụng máy này trong các kỳ thi, việc sinh viên sử dụng các thiết bị công nghệ cao sẽ dễ dàng bị phát hiện, xử lý.

Chi phí chế tạo chiếc máy... chỉ với 5 triệu đồng. 

"Các thiết bị gian lận truyền tín hiệu thường có đặc điểm chung là phát ra sóng có tần số dưới 9 Khz, và là tín hiệu từ trường. Còn máy của nhóm nghiên cứu thì có thể thu nhận được tín hiệu này để giúp giám thị và thanh tra có thể phát hiện những nhóm thi sinh đang thực hiện việc gian lận. Khi đưa thiết bị lại gần trong phạm vi khoảng 8m thì âm thanh càng to lên và có thế chỉ rõ thí sinh đang gian lận để xử lý ngay", kỹ sư Nam cho biết.

Bạn Nguyễn Thị Ngọc Mai, sinh viên khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Trường Đại học Tây Nguyên cho biết, các thiết bị hiện đại, tinh vi phục vụ gian lận thi cử, hiện được rao bán tràn lan trên thị trường, trên các trang mạng internet, facebook... Giá các loại thiết bị cũng rất rẻ, chỉ từ 200.000 đồng đến 2 triệu đồng/thiết bị. Nhiều sinh viên mải chơi, lười học nhưng muốn có kết quả tốt thường chọn mua các dụng cụ này về sử dụng nhằm đối phó để có kết quả tốt trong học tập. Mai cho rằng, dùng máy dò tìm để phát hiện những thiết bị gian lận này là rất cần thiết, nhằm đảm bảo công bằng trong các kỳ thi.

"Theo như suy nghĩ của em thì cái máy này rất là thiết thực cho môi trường thi cử ở giảng đường. Nhiều bạn sử dụng thiết bị quay cóp sẽ là sự bất công cho các bạn chăm học. Nhóm nghiên cứu chế tạo thành công máy là điều rất bổ ích, nó giúp các bạn không gian lận được mà phải học thật, thi thật để tạo ra môi trường học tập cạnh tranh lành mạnh", Ngọc Mai nói.

Máy có kích thước chỉ bằng một máy Laptop 15 inches. 

Theo Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tân-Trưởng phòng Thanh tra Pháp chế - Đại học Tây Nguyên, hàng năm, cùng với việc phối hợp với sở Giáo dục và Đạo tạo địa phương tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, thì nhà trường cũng tổ chức nhiều kỳ thi tốt nghiệp, hết kỳ, môn, trình, tín chỉ ... cho sinh viên học sinh.

Trong các kỳ thi này, không ít em sử dụng thiết bị để gian lận. Việc sử dụng máy dò phát hiện những thiết bị như vậy, đã cho thấy những kết quả rất đáng mừng. 

"Sau khi chúng tôi đưa máy vào sử dụng thì đã phát hiện được trên 60 trường hợp sinh viên gian lận và chúng ta đã xử lý; và kỳ thi gần đây nhất thì không còn xuất hiện em nào sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao để gian dối trong thi cử. Nhà trường đánh giá rất cao kết quả công trình nghiên cứu của nhóm này, nó đã làm giảm gian lận trong thi cử, giúp tôn chỉ của  trường cũng như việc tự giác học của sinh viên được nâng cao rõ rệt", TS Tân cho biết.

Đến nay, nhóm nghiên cứu đã chế tạo được 4 máy. Các thiết bị này đang phục vục công tác giám sát thi cử tại các Trường Đại học Tây Nguyên, Đại học Thủy Lợi (Hà Nội), Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, Trung tâm đạo tạo sát hạch lái xe của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Gia Lai. Thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến để máy có kích thước nhỏ gọn, có tốc độ quét nhanh và nhạy hơn. Mục tiêu là sẽ hỗ trợ các Trường Đại học, CĐ, THCN trên cả nước và các Sở Giáo dục và Đào tạo sử dụng máy trong các kỳ thi, nhất là kỳ thi THPT quốc gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rúng động vụ gian lận thi cử và câu chuyện tham nhũng giáo dục
Rúng động vụ gian lận thi cử và câu chuyện tham nhũng giáo dục

VOV.VN- Vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 chưa từng có trong lịch sử được coi là tham nhũng giáo dục. Dư luận đang chờ xử lý cán bộ “chạy điểm" cho con.

Rúng động vụ gian lận thi cử và câu chuyện tham nhũng giáo dục

Rúng động vụ gian lận thi cử và câu chuyện tham nhũng giáo dục

VOV.VN- Vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 chưa từng có trong lịch sử được coi là tham nhũng giáo dục. Dư luận đang chờ xử lý cán bộ “chạy điểm" cho con.

Thí sinh “mất chỗ oan” vì gian lận thi cử: Khó có giải pháp hợp lý
Thí sinh “mất chỗ oan” vì gian lận thi cử: Khó có giải pháp hợp lý

VOV.VN -Nếu giải quyết theo hướng gọi nhập học lại đối với những thí sinh “mất chỗ oan” vì gian lận thi cử sẽ gây xáo trộn lớn.

Thí sinh “mất chỗ oan” vì gian lận thi cử: Khó có giải pháp hợp lý

Thí sinh “mất chỗ oan” vì gian lận thi cử: Khó có giải pháp hợp lý

VOV.VN -Nếu giải quyết theo hướng gọi nhập học lại đối với những thí sinh “mất chỗ oan” vì gian lận thi cử sẽ gây xáo trộn lớn.

Gian lận thi cử: Có những hậu quả không thể khắc phục đến cùng
Gian lận thi cử: Có những hậu quả không thể khắc phục đến cùng

VOV.VN -Bộ GD-ĐT khẳng định, gian lận điểm thi THPT Quốc gia đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề nhưng có những hậu quả không có khả năng khắc phục đến cùng.

Gian lận thi cử: Có những hậu quả không thể khắc phục đến cùng

Gian lận thi cử: Có những hậu quả không thể khắc phục đến cùng

VOV.VN -Bộ GD-ĐT khẳng định, gian lận điểm thi THPT Quốc gia đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề nhưng có những hậu quả không có khả năng khắc phục đến cùng.