Hệ điều hành Windows 11 đang hoạt động trên 400 triệu thiết bị

VOV.VN - Một báo cáo mới từ Windows Central tuyên bố rằng hiện có 400 triệu thiết bị đang hoạt động chạy hệ điều hành Windows 11 của Microsoft sau 2 năm phát hành.

Báo cáo số lượng thiết bị chạy hệ điều hành Windows 11 được đưa ra dựa trên dữ liệu bí mật từ Microsoft. Con số này dự kiến sẽ vượt mốc 500 triệu thiết bị vào năm tới, vượt xa kỳ vọng của Microsoft đối với hệ điều hành mà họ chỉ vừa ra mắt vào mùa thu năm 2021.

Trong báo cáo thường niên năm 2022, Microsoft cho biết thời điểm đó có hơn 1,4 tỷ thiết bị đang hoạt động với Windows 10 hoặc 11. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa chia sẻ dữ liệu chi tiết về Windows 11. Nếu dữ liệu nội bộ từ Bowden chính xác, 400 triệu thiết bị Windows 11 sẽ chiếm 28,57% trong số 1,4 tỷ thiết bị Windows 11 và 10 hoạt động hàng tháng của Microsoft.

Con số này cao hơn một chút so với 23,64% thị phần mà Statcounter ghi nhận đối với Windows 11 vào tháng 9, nơi công ty cũng ghi nhận thị phần Windows 7 là 3,3%, Windows 8.1 là 0,61% và Windows XP là 0,34%.

Cựu giám đốc sản phẩm Microsoft, Panos Panay, đã tự hào cho biết vào tháng 1/2022 rằng Microsoft nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ đối với Windows 11, trong đó “mọi người chấp nhận đề nghị nâng cấp lên Windows 11 với tốc độ gấp đôi chúng tôi thấy đối với Windows 10”. Tuyên bố có lẽ đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên vào thời điểm đó, nhưng theo Bowden, các yêu cầu nghiêm ngặt về phần cứng tối thiểu đối với Windows 11 không làm chậm việc áp dụng hệ điều hành mới này.

Bowden viết: “Những kỳ vọng nội bộ của Microsoft được đặt ra khá khiêm tốn, nhưng các nguồn tin của tôi cho biết Microsoft đã liên tục vượt qua những mục tiêu nội bộ này. Windows 11 đã thành công hơn công ty mong đợi từ quan điểm cơ sở người dùng. Điều này được hỗ trợ bởi lịch cập nhật “Moments” mới của Microsoft, cho phép công ty triển khai các bản cập nhật tính năng mới trước người dùng Windows nhanh hơn”.

Mặc dù Windows 11 có thể phổ biến hơn mong đợi, hệ điều hành này vẫn còn một chặng đường dài trước khi vượt qua Windows 10 với tư cách là phiên bản Windows được sử dụng nhiều nhất. Trong khi việc nâng cấp từ Windows 10 lên Windows 11 vẫn miễn phí thì gần đây công ty đã ngừng cho phép người dùng sử dụng khóa bản quyền Windows 7/8 để kích hoạt Windows 11.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính thức kết thúc kích hoạt bản quyền Windows 11 từ key Windows 7
Chính thức kết thúc kích hoạt bản quyền Windows 11 từ key Windows 7

VOV.VN - Hôm 12/10, Microsoft đã chính thức xác nhận rằng người dùng không còn có thể sử dụng key Windows 7, 8 và 8.1 cũ để kích hoạt bản quyền Windows 11.

Chính thức kết thúc kích hoạt bản quyền Windows 11 từ key Windows 7

Chính thức kết thúc kích hoạt bản quyền Windows 11 từ key Windows 7

VOV.VN - Hôm 12/10, Microsoft đã chính thức xác nhận rằng người dùng không còn có thể sử dụng key Windows 7, 8 và 8.1 cũ để kích hoạt bản quyền Windows 11.

Thị phần hệ điều hành Windows 11 vẫn kém xa Windows 10
Thị phần hệ điều hành Windows 11 vẫn kém xa Windows 10

VOV.VN - Báo cáo tháng 9/2023 của StatCounter tiết lộ số liệu thống kê mới nhất về thị phần hệ điều hành dành cho máy tính để bàn, mà cụ thể là Windows.

Thị phần hệ điều hành Windows 11 vẫn kém xa Windows 10

Thị phần hệ điều hành Windows 11 vẫn kém xa Windows 10

VOV.VN - Báo cáo tháng 9/2023 của StatCounter tiết lộ số liệu thống kê mới nhất về thị phần hệ điều hành dành cho máy tính để bàn, mà cụ thể là Windows.

Bản cập nhật Windows 11 gây ra sự cố màn hình xanh chết chóc
Bản cập nhật Windows 11 gây ra sự cố màn hình xanh chết chóc

VOV.VN - Người dùng hai thế hệ CPU Intel mới nhất đã bị ảnh hưởng bởi sự cố trên bản cập nhật dành cho Windows 11 khiến hệ thống hiển thị lỗi màn hình xanh chết chóc, hay còn gọi là Blue Screen Of Death (BSOD).

Bản cập nhật Windows 11 gây ra sự cố màn hình xanh chết chóc

Bản cập nhật Windows 11 gây ra sự cố màn hình xanh chết chóc

VOV.VN - Người dùng hai thế hệ CPU Intel mới nhất đã bị ảnh hưởng bởi sự cố trên bản cập nhật dành cho Windows 11 khiến hệ thống hiển thị lỗi màn hình xanh chết chóc, hay còn gọi là Blue Screen Of Death (BSOD).