Dự luật 'đối đầu' công nghệ Trung Quốc của Mỹ gặp khó

Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới (USICA) với các khoản tài trợ hàng chục triệu USD cho công nghệ và bán dẫn của Mỹ đang đối mặt với cuộc chiến khó khăn tại Quốc hội.

Theo Reuters, dự luật để tăng khả năng cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc và tài trợ cho hoạt động sản xuất chất bán dẫn đã được Thượng viện Mỹ thông qua với sự ủng hộ của lưỡng đảng vào tháng 6/2021. Tuy nhiên, nó lại bị đình trệ tại Hạ viện Mỹ và hiện phải đối mặt với không ít khó khăn khi muốn trở thành luật chính thức trước năm sau.

Mặc dù đảng Dân chủ của Tổng thống Joe Biden kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện, và Nhà Trắng cũng nói rằng cạnh tranh với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu, nhưng các thành viên Hạ viện khăng khăng muốn viết dự luật của riêng mình, không xem xét Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới (USICA) do Thượng viện thông qua. Với chương trình lập pháp dày đặc, chỉ còn rất ít thời gian để thực hiện điều đó vào năm 2021.

USICA là biện pháp đột phá hiếm hoi về mặt lập pháp đối với chính sách công nghiệp, cho phép chi 190 tỉ USD để tăng cường công nghệ và nghiên cứu của Mỹ, cộng thêm 54 tỉ USD để tăng cường sản xuất và nghiên cứu đối với chất bán dẫn, thiết bị viễn thông.

Có nhiều vấn đề khác cũng được giải quyết trong USICA, bao gồm thương mại và nhân quyền, dự kiến ​​sẽ xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa ông Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đầu tuần này. Một trợ lý lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện từ chối đưa ra lịch trình xem xét USICA, chỉ nói rằng vẫn còn những vấn đề khác biệt mà Hạ viện và Thượng viện phải giải quyết.

Một số điều khoản của USICA có thể kết thúc trong một luật khác dự kiến ​​sẽ được thông qua trong vòng vài tuần tới. Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer trong một bức thư ngày 14/11 cho biết Thượng viện có thể sẽ tiếp nhận Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) trong tuần này và “có thể thêm văn bản của USICA do Thượng viện thông vào NDAA”.

Tháng 7/2021, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đã đưa ra dự luật Trung Quốc của riêng mình, nhưng tất cả 20 thành viên đảng Cộng hòa của ủy ban đều phản đối “Đạo luật đảm bảo sự tham gia và lãnh đạo toàn cầu của Mỹ”, còn gọi là Đạo luật Eagle. Hiện chưa có thông tin nào về thời điểm bỏ phiếu đầy đủ cho đạo luật này.

Đạo luật Eagle có phạm vi hẹp hơn USICA, tập trung phần lớn vào chính sách đối ngoại hơn là thúc đẩy ngành công nghiệp. Nó cũng bao gồm các điều khoản, ví dụ các biện pháp thúc đẩy hợp tác khí hậu, mà đảng Cộng hòa cho biết sẽ không ủng hộ.

Thượng nghị sĩ Mark Warner, người giữ chức chủ tịch Ủy ban Tình báo Mỹ, nhấn mạnh thách thức cạnh tranh với Trung Quốc, khẳng định việc thông qua USICA lúc này là đặc biệt quan trọng vì tình trạng thiếu chip đang làm chậm quá trình sản xuất tại các nhà máy sản xuất của Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việc làm mới tại các hãng Big Tech Trung Quốc suy giảm
Việc làm mới tại các hãng Big Tech Trung Quốc suy giảm

Việc làm mới tại các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang bị thu hẹp do động thái gia tăng kiểm soát của Bắc Kinh và tình trạng tiền lương trì trệ.

Việc làm mới tại các hãng Big Tech Trung Quốc suy giảm

Việc làm mới tại các hãng Big Tech Trung Quốc suy giảm

Việc làm mới tại các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang bị thu hẹp do động thái gia tăng kiểm soát của Bắc Kinh và tình trạng tiền lương trì trệ.

Hàng loạt giám đốc rời khỏi nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc
Hàng loạt giám đốc rời khỏi nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc

Semiconductor Manufacturing International Co (SMIC) hôm 11/11 cho biết bốn giám đốc đã từ chức trong một cuộc cải tổ lớn về nhân sự cấp cao sau khi công ty bị Mỹ đưa vào danh sách đen hồi cuối năm ngoái.

Hàng loạt giám đốc rời khỏi nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc

Hàng loạt giám đốc rời khỏi nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc

Semiconductor Manufacturing International Co (SMIC) hôm 11/11 cho biết bốn giám đốc đã từ chức trong một cuộc cải tổ lớn về nhân sự cấp cao sau khi công ty bị Mỹ đưa vào danh sách đen hồi cuối năm ngoái.

Truyền thông Trung Quốc nói gì khi TSMC cung cấp dữ liệu cho Mỹ?
Truyền thông Trung Quốc nói gì khi TSMC cung cấp dữ liệu cho Mỹ?

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 9/11 tiếp tục đưa tin phản đối TSMC chuyển giao thông tin chuỗi cung ứng chip cho chính phủ Mỹ, đổ lỗi cho Đài Bắc đã mềm mỏng với Washington.

Truyền thông Trung Quốc nói gì khi TSMC cung cấp dữ liệu cho Mỹ?

Truyền thông Trung Quốc nói gì khi TSMC cung cấp dữ liệu cho Mỹ?

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 9/11 tiếp tục đưa tin phản đối TSMC chuyển giao thông tin chuỗi cung ứng chip cho chính phủ Mỹ, đổ lỗi cho Đài Bắc đã mềm mỏng với Washington.