Facebook từ chối đàm phán với nhà xuất bản Úc

Cơ quan giám sát cạnh tranh của Úc đang xem xét khiếu nại việc Facebook từ chối yêu cầu của nhà xuất bản để đàm phán thỏa thuận cấp phép liên quan đến luật nội dung trực tuyến tại quốc gia này.

Theo Reuters, trang chuyên đăng bài bình luận về vấn đề thời sự của các học giả The Conversation cho biết họ đã yêu cầu Facebook bắt đầu các cuộc đàm phán dựa theo luật mới của Úc, yêu cầu công ty truyền thông xã hội và Alphabet đàm phán các thỏa thuận cung cấp nội dung với các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, The Conversation cho biết Facebook đã từ chối mà không đưa ra lý do mặc dù họ là một trong những nhà xuất bản đầu tiên ở Úc đảm bảo một thỏa thuận tương tự với Google để tuân theo luật năm 2020.

Chính phủ Úc cho biết, nếu Google và Facebook từ chối thương lượng phí cấp phép với các nhà xuất bản, một trọng tài do chính phủ chỉ định có thể can thiệp để xét xử các ông lớn liên quan đến đạo nhái nội dung.

Trong một tuyên bố trả lời các câu hỏi của Reuters, người đứng đầu bộ phận đối tác tin tức của Facebook tại Úc, Andrew Hunter, cho biết công ty “tập trung vào việc ký kết các giao dịch thương mại với một loạt các nhà xuất bản Úc”.

Hunter không trả lời các câu hỏi cụ thể liên quan đến The Conversation, nhưng cho biết Facebook đang lên kế hoạch cho một sáng kiến riêng nhằm “hỗ trợ các tòa soạn báo khu vực, nông thôn và kỹ thuật số của Úc, cũng như cơ quan báo chí được công chúng quan tâm trong những tháng tới” mà không đưa ra chi tiết.

Rod Sims, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC), cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, “Nếu Google thực hiện thỏa thuận với họ, tôi không thể nghĩ Facebook không thực hiện thỏa thuận. Câu hỏi về việc chỉ định có thể cần được giải quyết”. Thuật ngữ chỉ định ám chỉ đến trọng tài.

Rod Sims lưu ý theo luật, ủy ban của ông có quyền can thiệp vào việc buộc các công ty Big Tech phải tuân thủ, tuy nhiên tình hình vẫn còn một số cách giải quyết trước khi chính phủ phải đưa ra các hành động pháp lý.

Không chỉ Úc mà nhiều chính phủ trên thế giới đang đưa ra các luật nhằm buộc những gã khổng lồ công nghệ phải bồi thường cho các công ty truyền thông về các liên kết đẩy người đọc đến nền tảng của họ, bên cạnh việc chia sẻ doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên, Úc là quốc gia duy nhất mà chính phủ có thể ấn định mức phí nếu các cuộc đàm phán thất bại, một yếu tố khiến Facebook phải chặn News Feed ở nước này ngay trước khi nó được thông qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Qua mặt Facebook đăng video hở hang để bán hàng online
Qua mặt Facebook đăng video hở hang để bán hàng online

Dân buôn hàng online đã tìm cách mới để livestream bán hàng, né khâu kiểm duyệt của Facebook.

Qua mặt Facebook đăng video hở hang để bán hàng online

Qua mặt Facebook đăng video hở hang để bán hàng online

Dân buôn hàng online đã tìm cách mới để livestream bán hàng, né khâu kiểm duyệt của Facebook.

Đòi lại tiền từ Facebook
Đòi lại tiền từ Facebook

Facebook và báo chí là mối quan hệ cộng sinh, song MXH lớn nhất thế giới này nhiều lần phủ nhận sự quan trọng của nội dung tin tức đối với nền tảng của mình.

Đòi lại tiền từ Facebook

Đòi lại tiền từ Facebook

Facebook và báo chí là mối quan hệ cộng sinh, song MXH lớn nhất thế giới này nhiều lần phủ nhận sự quan trọng của nội dung tin tức đối với nền tảng của mình.

Facebook sẽ ra mắt đồng hồ kết nối theo phong cách riêng
Facebook sẽ ra mắt đồng hồ kết nối theo phong cách riêng

VOV.VN - Đồng hồ sẽ được trang bị camera và sẽ tích hợp với các ứng dụng Facebook như Instagram, mạng xã hội chuyên về ảnh và video của hãng.

Facebook sẽ ra mắt đồng hồ kết nối theo phong cách riêng

Facebook sẽ ra mắt đồng hồ kết nối theo phong cách riêng

VOV.VN - Đồng hồ sẽ được trang bị camera và sẽ tích hợp với các ứng dụng Facebook như Instagram, mạng xã hội chuyên về ảnh và video của hãng.