Luật chống khủng bố Trung Quốc gây lo ngại cho giới công nghệ

VOV.VN - Các nhà phê bình nói rằng, luận này có thể cho phép chính phủ rình mò hoạt động của các công ty công nghệ và hơn thế nữa.

Những công ty công nghệ tại Trung Quốc có thể phải đối mặt với những mối lo liên quan đến hoạt động của họ tại đây, với sự xuất hiện của một luật chống khủng bố mới. Nó có thể phá vỡ tính năng bảo vệ quyền riêng tư có trong các thiết bị hàng ngày.

Lực lượng an ninh Trung Quốc đi tuần trên đường phố - Ảnh: China Daily

Theo Tân Hoa Xã, cơ quan lập pháp của Trung Quốc vào hôm 27/12 đã chính thức ban hành luật chống khủng bố đầu tiên của đất nước, bắt đầu có hiệu lực vào tháng Giêng. Các biện pháp được thiết kế để xác định những hoạt động liên quan đến chống khủng bố, bao gồm cả những cuộc thảo luận trực tuyến, hợp tác an ninh của các cơ quan chính phủ.

“Ngày nay, Internet đang ngày càng được sử dụng bởi các nhóm khủng bố để truyền bá tư tưởng cực đoan, tuyển mộ chiến binh, gây quỹ và thực hiện các vụ tấn công”, một bài bình trên Tân Hoa Xã cho biết.

Các cuộc tấn công khủng bố đã nhận được sự chú ý của thế giới trong những tháng gần đây, bao gồm các cuộc tấn công khủng bố ở Paris (Pháp), ở San Bernardino (California, Mỹ) và ở Tân Cương (Trung Quốc).

Các nhà phê bình đã lo lắng rằng luật mới có thể cung cấp cho các cơ quan chính phủ Trung Quốc rình mò các hoạt động của các công ty công nghệ trong nước cũng như phá vỡ khả năng bảo vệ quyền riêng tư trong các thiết bị hàng ngày như smartphone, bộ định tuyến không dây hay TV.

Những thiết bị công nghệ như iPhone của Apple được sản xuất chủ yếu tại Trung Quốc, trong khi những công ty như Huawei hay Xiaomi đang mở rộng kinh doanh của họ ở nước ngoài, đều phải đối mặt với điều luật này.

Tân Hoa Xã cho biết, luật mới đòi hỏi các nhà khai thác viễn thông và cung cấp dịch vụ Internet phải cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và các hỗ trợ khác, bao gồm giải mãi, cho cảnh sát và cơ quan an ninh quốc gia. Công nghệ mã hóa có thể che khuất các thông địa giữa các phần tử khủng bố, nhưng cũng bảo vệ thông tin liên lạc của mọi người và đặc biệt là bảo vệ các giao dịch thương mại điện tử.

Đầu năm nay, tổng thống Barack Obama bày tỏ quan ngại về khả năng Trung Quốc sẽ tăng cường các hoạt động phía sau, bỏ qua sự bảo vệ mã hóa trong ngành công nghệ cao.

Một quan chức chính phủ Trung Quốc đã cố gắng để giảm nhẹ những lo ngại này khi nói rằng luật sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của các công ty cũng như không phải thiết lập lại các quyền xâm phạm sở hữu trí tuệ, hoặc công dân có quyền tự do ngôn luận trên internet và tự do tôn giáo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nước Pháp 2015- Tâm điểm của thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố
Nước Pháp 2015- Tâm điểm của thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố

VOV.VN -Thảm kịch đêm 13/11 tại Paris đã thực sự gây chấn động toàn thế giới. Lần đầu tiên, ở thủ đô nước Pháp diễn ra một cuộc tấn công khủng bố liên hoàn….

Nước Pháp 2015- Tâm điểm của thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố

Nước Pháp 2015- Tâm điểm của thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố

VOV.VN -Thảm kịch đêm 13/11 tại Paris đã thực sự gây chấn động toàn thế giới. Lần đầu tiên, ở thủ đô nước Pháp diễn ra một cuộc tấn công khủng bố liên hoàn….

Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố đầu tiên
Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố đầu tiên

VOV.VN - Trung Quốc thông qua bộ luật chống khủng bố đầu tiên của nước này nhằm duy trì an ninh trong trước và thế giới trước mối đe dọa từ khủng bố.

Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố đầu tiên

Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố đầu tiên

VOV.VN - Trung Quốc thông qua bộ luật chống khủng bố đầu tiên của nước này nhằm duy trì an ninh trong trước và thế giới trước mối đe dọa từ khủng bố.

“Muốn chống khủng bố, hãy tử tế với người Hồi giáo trước“
“Muốn chống khủng bố, hãy tử tế với người Hồi giáo trước“

VOV.VN - Cấm nhập cư hay các biện pháp khác có tính phân biệt đối xử đối với người Hồi giáo là phản tác dụng, nhà tâm lý học Sarah nhận định. 

“Muốn chống khủng bố, hãy tử tế với người Hồi giáo trước“

“Muốn chống khủng bố, hãy tử tế với người Hồi giáo trước“

VOV.VN - Cấm nhập cư hay các biện pháp khác có tính phân biệt đối xử đối với người Hồi giáo là phản tác dụng, nhà tâm lý học Sarah nhận định.