Microsoft cam kết đồng hành chống tội phạm mạng
VOV.VN - Môi trường sử dụng phần mềm không bản quyền, thiếu bảo trì về mặt CNTT và đầu tư không chặt chẽ là điểm yếu an ninh mạng của chính phủ các nước Châu Á.
Dù các chính phủ đang gia tăng tài nguyên và ngân sách CNTT vào vấn đề an toàn an ninh mạng, nhưng vẫn còn khá nhiều những điểm mờ và những liên kết lỏng lẻo trong phương thức quản trị CNTT, cách sử dụng và chính sách – những yếu tố chính gây ra tấn công mạng hướng tới mạng lưới chính phủ, theo một báo cáo độc lập mới đây của TRPC, mang tên “Dữ liệu công gặp rủi ro: Nguy cơ đối với các mạng chính phủ”.
Microsoft cam kết mở rộng nỗ lực chống tội phạm mạng ra toàn cầu để bảo vệ người dùng máy tính, khách hàng, và các chính phủ qua các quan hệ đối tác chia sẻ thông tin tình báo và hợp tác công-tư |
Báo cáo phản ánh về việc Chính phủ các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương hiện đang tìm kiếm phương thức triển khai một giải pháp CNTT chiến lược nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, quản trị dữ liệu và thiết lập dịch vụ công trong một môi trường mạng kết nối, mục tiêu chính của các hiểm họa mạng. Hiểm họa từ mạng hiện đang là nguy cơ hàng đầu với dữ liệu chính phủ, an ninh quốc gia, các hạ tầng thiết yếu và các vấn đề ngoại giao quốc tế.
Đây chỉ là hai trong số những phát hiện mới nhất được chia sẻ bởi đội ngũ tại Đơn Vị chống Tội Phạm Kỹ Thuật Số (DCU) của Microsoft. Trên thực tế, theo các cuộc nghiên cứu và thống kê bên thứ ba mới nhất, Châu Á Thái Bình Dương hiện là khu vực bị nhằm đến nhiều nhất cho các cuộc tấn công tội phạm mạng. Vì vậy không ngạc nhiên gì khi 79% các vị CIO ở Châu Á đều lo ngại về an ninh, bảo mật, tính minh bạch và tuân thủ của các giải pháp liên quan đến đám mây trong một cuộc nghiên cứu mới đây của Microsoft.
Một bản tường trình được phát hành bởi Đại Học Quốc Gia Singapore và hãng nghiên cứu thị trường International Data Corporation ước lượng rằng người tiêu dùng ở Châu Á Thái Bình Dương sẽ chi khoảng 10,8 tỉ đô la (hơn 40% tổng số của thế giới) vào việc nhận dạng, sửa chữa và phục hồi dữ liệu, và xử lý trộm cắp danh tính từ mã độc trên phần mềm lậu trong năm 2014. Cũng cuộc nghiên cứu này dự báo rằng phần mềm bị lậu bị nhiễm và dữ liệu bị mất sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong khu vực khoảng 229 tỉ đô la (hơn 45% tổng số thế giới) trong cùng năm. Nhìn vào tác động kinh tế lên người tiêu dùng và doanh nghiệp, nên nhớ rằng GDP năm 2013 của Campuchia là 14,04 tỉ đô la trong khi GDP của Việt Nam trong cùng năm là 171,22 tỉ đô la. Những con số đáng báo động này đã nhắc nhở Microsoft có lập trường chủ động hơn ở Châu Á, trong cuộc chiến toàn cầu chống tội phạm mạng của hãng. Với việc khai trương Trung Tâm Vệ Tinh Tội Phạm Mạng ở Singapore vào ngày 16/2/2015, công ty đã nâng cao nỗ lực chống mã độc, giảm nguy cơ kỹ thuật số và bảo vệ những nơi dễ bị tổn thương, nhằm tạo một thế giới kỹ thuật số an toàn cho người tiêu dùng, chính phủ và doanh nghiệp trong khu vực.
Trung Tâm Vệ Tinh chống Tội Phạm Mạng ở Singapore là trọng tâm thúc đẩy cam kết về khách hàng, ngành nghề và thực thi luật pháp đối với các mối đe dọa về tội phạm mạng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trung tâm sẽ giúp tăng cường cảnh báo về mối đe dọa trên mạng, dùng các số liệu giám định kèm phân tích tổng quan nhằm giúp các khách hàng và đối tác của Microsoft ra được những quyết định có cân nhắc về an ninh mạng và tính liên kết với dây chuyền CNTT. Trung tâm vệ tinh chống tội phạm mạng tại Singapore sẽ là điểm nút nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác - phối hợp chiến lược chia sẻ thông tin về mối đe dọa với các bên liên quan như các Đội Phản Ứng Khẩn Cấp Điện Toán Quốc Gia (CERT), các nhà Cung Cấp Dịch Vụ Internet (ISP) để nuôi dưỡng một hệ sinh thái Internet chắc chắn và an toàn hơn ở Châu Á Thái Bình Dương.
Nắm vai trò đầu não là Trung Tâm Nghiên cứu Tội Phạm Mạng của Microsoft tại Redmond, Mỹ thể hiện cam kết mạnh của Microsoft trong việc bảo vệ khách hàng chống tội phạm mạng. |
Trung Tâm Vệ Tinh Tội Phạm Mạng Singapore là một trong năm vệ tinh của Microsoft trên thế giới: Washington (Hoa Kỳ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Berlin (Đức), Singapore, Tokyo (Nhật) và sẽ được phát triển mở rộng theo thời gian. Trung Tâm sẽ hỗ trợ tất cả các quốc gia Đông Nam Á, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ.
Theo sách trắng, các hướng dẫn thực hành chi tiết cho việc mua bán, bảo trì, kèm cập nhật về dịch vụ và hạ tầng CNTT có thể giúp xử lý nhiều lỗ hổng bảo mật. Việc xử lý bao gồm cả lộ trình về an ninh mạng nhằm định nghĩa các lĩnh vực có nguy cơ đòi hỏi sự quan tâm và cần nhiều nguồn lực hơn nữa./.