MIT phát triển máy tính lượng tử thách thức mọi công nghệ mã hóa
VOV.VN - Các chuyên gia an ninh tại NSA đã cảnh báo rằng, sự can thiệp của tính toán lượng tử có thể đặt ra một nguy cơ về bảo mật.
Theo Infoworld, các nhà nghiên cứu tại MIT đã đang phát triển hệ thống máy tính lượng tử mới để có thể vượt qua trở ngại của các hệ thống mã hóa hiện đại ngày nay.
Máy tính lượng tử của MIT sẽ gây nguy hại cho các công nghệ mã hóa hiện đại
Máy tính lượng tử là một khái niệm cao cấp của máy tính hiện nay. Tất cả các dữ liệu trên hệ thống máy tính hiện nay sử dụng hai bit duy nhất là 1 và 0, hoặc bật/tắt.
Tuy nhiên, máy tính lượng tử không chịu ảnh hưởng của các bit bật/tắt mà thay vào đó là các bit hoạt động liên tục, cho phép thực hiện các phép toán logic phức tạp với tốc độ nhanh hơn bất kỳ siêu máy tính hiện tại.
Vấn đề là, RSA lo ngại điều này sẽ gây ảnh hưởng đến công tác mã hóa được xây dựng từ trước đến nay. Các thuật toán bảo mật lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1977, và kể từ đó nó đã được chấp nhận rộng rãi như là một tiêu chuẩn để bảo vệ dữ liệu trong các nội dung tin nhắn khỏi cơ quan theo dõi.
Với sự phát triển của máy tính lượng tử, các chuyên gia tại RSA cho rằng chúng có thể vượt qua các kỹ thuật mã hóa mà không cần biết đến khóa bảo vệ mà người dùng thiết lập.
Được biết, hệ thống của MIT phát triển có khả năng nhanh chóng vượt qua bức rào chắn của công nghệ mã hóa với 15 chữ số dài. Đó thực sự là một thành tích ấn tượng, đặt ra yêu cầu khiến RSA phải thiết lập một cơ chế bảo mật mới có thể bảo vệ các dữ liệu tình báo mà cơ quan này thu thập được./.