Nga huy động 8,6 triệu USD hỗ trợ ngành CNTT-TT trong nước

VOV.VN - Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Nga, Bộ Công Thương Liên bang Nga có kế hoạch phân bổ 900 tỷ rúp (8,6 triệu USD) như một biện pháp giảm nhẹ cho ngành công nghiệp CNTT-TT trong nước.

Báo cáo tuyên bố rằng khoảng một nửa số tiền trong kế hoạch giải cứu sẽ là quỹ đặc biệt để phát triển công nghệ. Bộ cũng sẽ tài trợ vật liệu và thiết bị để lấp đầy những khoảng trống trong nước vào lúc này.

Các sáng kiến ​​khác bao gồm thành lập các quỹ phát triển công nghiệp, đầu tư cổ phần vào các công ty và tận dụng các nguồn vốn xã hội khác. Các khoản trợ cấp nhất định cũng sẽ được cung cấp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty, tuyển dụng nhân tài cấp cao và thanh khoản bổ sung. Ngoài ra, đề xuất của Bộ cũng bao gồm các biện pháp hỗ trợ khác như tạo thuận lợi cho đấu thầu và mua sắm, giảm thuế.

Giới truyền thông Nga cho biết, các cơ quan có thẩm quyền của Liên bang Nga đang xem xét đưa hai tổ chức thiết kế chip lớn là Baikal Electronics và MCST vào danh sách các doanh nghiệp xương sống. Truyền thông Nga tuyên bố rằng điều này sẽ giúp các công ty chuyển việc phát triển chip xử lý dựa vào TSMC sang các nhà máy trong nước.

Trước đây, Baikal Electronics và MCST đã phát triển bộ vi xử lý Elbrus, cả hai đều do TSMC sản xuất. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt, TSMC hiện đã ngừng thực hiện hợp đồng. Theo báo chí Nga, sau khi được xác định là doanh nghiệp chủ chốt,  các tổ chức nói trên sẽ nhận được hàng loạt hỗ trợ như trợ cấp tài chính và cho vay tín chấp lãi suất thấp.

Các chuyên gia Nga trong chính phủ cho rằng, việc phát triển chip Nga của các công ty này sẽ được ưu tiên hỗ trợ đặc biệt. Ngoài ra, hệ sinh thái phần mềm ứng dụng xung quanh các máy chủ của Nga cũng sẽ được phát triển với tốc độ nhanh chóng. Mặc dù vậy, một số nguồn tin cho rằng việc chính phủ hỗ trợ các công ty thiết kế bộ xử lý đa năng có thể dẫn đến những lệnh trừng phạt cứng rắn hơn nữa từ phương Tây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao các đại gia công nghệ đua nhau tự thiết kế chip?
Vì sao các đại gia công nghệ đua nhau tự thiết kế chip?

Apple, Amazon, Facebook, Tesla và Baidu đều bỏ qua các hãng thiết kế chip tên tuổi để tự phát triển chip, nguyên nhân là gì?

Vì sao các đại gia công nghệ đua nhau tự thiết kế chip?

Vì sao các đại gia công nghệ đua nhau tự thiết kế chip?

Apple, Amazon, Facebook, Tesla và Baidu đều bỏ qua các hãng thiết kế chip tên tuổi để tự phát triển chip, nguyên nhân là gì?

IBM giới thiệu công nghệ chip 2nm đầu tiên trên thế giới
IBM giới thiệu công nghệ chip 2nm đầu tiên trên thế giới

IBM vừa ra mắt công nghệ sản xuất chip 2nm đầu tiên trên thế giới. So với các chip 7nm hiện sử dụng trên nhiều laptop và smartphone, chip 2nm nhanh hơn 45% và tiết kiệm năng lượng hơn 75%.

IBM giới thiệu công nghệ chip 2nm đầu tiên trên thế giới

IBM giới thiệu công nghệ chip 2nm đầu tiên trên thế giới

IBM vừa ra mắt công nghệ sản xuất chip 2nm đầu tiên trên thế giới. So với các chip 7nm hiện sử dụng trên nhiều laptop và smartphone, chip 2nm nhanh hơn 45% và tiết kiệm năng lượng hơn 75%.

Các ông lớn công nghệ cắt giảm sản lượng vì thiếu hụt chip toàn cầu
Các ông lớn công nghệ cắt giảm sản lượng vì thiếu hụt chip toàn cầu

VOV.VN - Bất chấp những nỗ lực lớn đến từ các nhà sản xuất chip, cuộc khủng hoảng sản xuất gây ra bởi tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu đang ngày càng trầm trọng hơn.

Các ông lớn công nghệ cắt giảm sản lượng vì thiếu hụt chip toàn cầu

Các ông lớn công nghệ cắt giảm sản lượng vì thiếu hụt chip toàn cầu

VOV.VN - Bất chấp những nỗ lực lớn đến từ các nhà sản xuất chip, cuộc khủng hoảng sản xuất gây ra bởi tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu đang ngày càng trầm trọng hơn.