Châu Âu thừa nhận quá 'ngây thơ' khi thuê gia công chip

Ông Thierry Breton - Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) cho rằng cựu lục địa đã quá ngây thơ khi thuê gia công chip trong những thập kỷ gần đây.

Dù vậy, ông nghĩ vẫn có cách để khắc phục tình trạng thiếu cân bằng hiện tại, và cơn khủng hoảng chip toàn cầu là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc châu Âu phải hành động.

Ông nhận định: "Chúng tôi muốn quay lại thị phần sản xuất trước đây để phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp". Trong buổi phỏng vấn, ông cũng chia sẻ thị phần sản xuất chất bán dẫn của châu Âu những năm qua đã giảm vì họ "quá ngây thơ, quá cởi mở".

Theo SCMP, hôm 5/5, Ủy ban châu Âu thông báo thêm về chiến lược sản xuất chip, với mục tiêu tăng sản lượng lên ít nhất 20% chip trên thế giới vào năm 2030.

Chiến lược bao gồm thành lập liên minh công nghiệp gồm các công ty bán dẫn và các trung tâm nghiên cứu hàng đầu châu Âu. Liên minh này sẽ tìm cách thiết kế và sản xuất loại chip từ 20 nm đến 10 nm, nhỏ và mạnh hơn hầu hết chip được sản xuất ở châu Âu hiện giờ.

Song song đó, EU đang lên kế hoạch sản xuất thế hệ chip tiên tiến tiếp theo vào năm 2030. Các quan chức nhắm mục tiêu sản xuất chip từ 5 nm xuống 2 nm - một mục tiêu đầy tham vọng mà ngay cả những công ty đầu ngành như TSMC hay Samsung Electronics cũng chưa đạt được.

Có thời châu Âu chiếm phần lớn sản xuất bán dẫn toàn cầu. Năm 1990, công suất đạt khoảng 44% nhưng giờ chỉ còn gần 10%. Theo Tập đoàn Tư vấn Boston và Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật chiếm 60% sản lượng. Các nhà thiết kế chip châu Âu như NXP Semiconductors và Infineon Technologies phải thuê gia công phần lớn sản xuất chip.

Theo Jan-Peter Kleinhans - người dứng đầu bộ phận công nghệ và địa chính trị tại công ty tư vấn Stiftung Neue Verantwortung, công nghệ tiêu dùng của châu Âu suy giảm do thay đổi trong chuỗi cung ứng, ví dụ điển hình là sự thất bại của điện thoại Nokia và Ericsson.

Ngành ô tô của châu Âu tuy trụ vững nhưng vẫn bị tình trạng thiếu chip cản trở, tiêu biểu là trường hợp Ford Motor tuyên bố giảm nửa sản lượng do thiếu chip.

Cuộc khủng hoảng cho thấy châu Âu cần giành lại khả năng tự cung tự cấp chip trong khu vực. Tuy nhiên, kế hoạch sản xuất chip dưới 5 nm của EU quá tham vọng nên sẽ cần trợ giúp từ các công ty nước ngoài như TSMC.

Khi nói về mục tiêu tạo chip 2 nm, ông Breton tỏ ra lạc quan: "Chúng tôi sẽ đạt được điều đó, và sẽ tốt hơn nếu có đối tác".

Intel - công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới cũng hỗ trợ kế hoạch của EU. Intel đang mở rộng sản xuất chip 7 nm ở châu Âu và xem xét xây dựng xưởng đúc chất bán dẫn trong khu vực. Nhưng công ty cũng đang chật vật phát triển những năm gần đây. CEO Intel cho biết công ty có thể cần hỗ trợ tài chính từ các chính phủ châu Âu để đầu tư vào chiến lược tương lai. 

Hiện chưa rõ châu Âu sẵn sàng chi bao nhiêu để lấy lại năng lực sản xuất chip. Khoảng 19 quốc gia thành viên ủng hộ kế hoạch của Ủy ban và đồng ý đầu tư vào quỹ tài trợ. 

Financial Times nhận định: “EU có một số nhà vô địch trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhưng họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia coi sản xuất chip là ưu tiên hàng đầu. Châu Âu sẽ phải làm vậy mới có cơ hội cạnh tranh với những quốc gia đó"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các ông lớn công nghệ cắt giảm sản lượng vì thiếu hụt chip toàn cầu
Các ông lớn công nghệ cắt giảm sản lượng vì thiếu hụt chip toàn cầu

VOV.VN - Bất chấp những nỗ lực lớn đến từ các nhà sản xuất chip, cuộc khủng hoảng sản xuất gây ra bởi tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu đang ngày càng trầm trọng hơn.

Các ông lớn công nghệ cắt giảm sản lượng vì thiếu hụt chip toàn cầu

Các ông lớn công nghệ cắt giảm sản lượng vì thiếu hụt chip toàn cầu

VOV.VN - Bất chấp những nỗ lực lớn đến từ các nhà sản xuất chip, cuộc khủng hoảng sản xuất gây ra bởi tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu đang ngày càng trầm trọng hơn.

Vì sao chip toàn cầu thiếu hụt trầm trọng khiến giới công nghệ lao đao?
Vì sao chip toàn cầu thiếu hụt trầm trọng khiến giới công nghệ lao đao?

VOV.VN - Giao xe bị trì hoãn, thiếu hụt nguồn cung thiết bị gia dụng hay smartphone,…các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn cầu đang phải đối mặt với sự thiếu hụt chưa từng có trong vi mạch bán dẫn.

Vì sao chip toàn cầu thiếu hụt trầm trọng khiến giới công nghệ lao đao?

Vì sao chip toàn cầu thiếu hụt trầm trọng khiến giới công nghệ lao đao?

VOV.VN - Giao xe bị trì hoãn, thiếu hụt nguồn cung thiết bị gia dụng hay smartphone,…các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn cầu đang phải đối mặt với sự thiếu hụt chưa từng có trong vi mạch bán dẫn.

Ngành công nghiệp ô tô thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn cầu
Ngành công nghiệp ô tô thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn cầu

VOV.VN - Nghành công nghiệp ô tô đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu.

Ngành công nghiệp ô tô thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn cầu

VOV.VN - Nghành công nghiệp ô tô đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu.