Việt Nam sẽ cơ bản có nền tảng tài chính số hiện đại vào năm 2025

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Mai cho biết, đến năm 2025, Việt Nam sẽ cơ bản thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch.

Phát biểu tại hội thảo Vietnam Finance 2018 “Chuyển đổi số trong ngành tài chính” tổ chức ngày 26/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nhiều quốc gia, đặc biệt là với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam từ ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông minh vào các phương thức sản xuất, kinh doanh mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai phát biểu tại hội thảo.

Bộ Tài chính cho biết mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu tài chính mở và hệ sinh thái tài chính số. Ngành Tài chính đóng vai trò kiến tạo, kết nối, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa, đáp ứng toàn diện nhu cầu giao dịch tài chính công, nhu cầu khai thác sử dụng thông tin số của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức.

Theo nhiều chuyên gia, hiện nay, Bộ Tài chính là một trong những đơn vị nắm nhiều dữ liệu nhờ quản lý 3 lĩnh vực quan trọng của quốc gia là kho bạc, thuế và hải quan. Dữ liệu ở mỗi lĩnh vực rất lớn, tuy nhiên không có sự chia sẻ liên thông, dẫn đến việc thực hiện tài chính số còn nhiều khó khăn.

Ông Rahul Savdekar, Giám đốc giải pháp Khối kinh tế công toàn cầu, Tập đoàn Microsoft châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, Việt Nam có khá nhiều thuận lợi để thực hiện tài chính số khi có nền tảng CNTT khá hiện đại, dữ liệu lưu trữ lớn và phong phú.

"Một yếu tố quan trọng nữa Chính phủ Việt Nam có sự quyết tâm và thể hiện khá rõ sự quyết tâm của mình trong việc tham gia cách mạng công nghiệp 4.0 bằng nhiều các chỉ đạo liên quan đến chính phủ số hướng tới nền kinh tế số", ông Rahul Savdekar phân tích.

Nền tảng để ứng dụng được công nghệ mới trong tài chính số là thực hiện trên dữ liệu. Ông Rahul khuyến cáo Việt Nam cần sớm có Luật hay quy định rõ ràng về chia sẻ dữ liệu. Có như vậy, nguồn "tài nguyên" này mới được tận dụng hiệu quả trong quá trình xây dựng tài chính số hướng tới nền kinh tế số.

Ngành tài chính định hướng thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại đến năm 2025.
Đồng quan điểm, ông Trương Bá Tuấn, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng, tài chính là một trong những ngành quan trọng cần phải công khai, minh bạch và khai thác hiệu quả "nguồn lực số".

Bên cạnh những thuận lợi, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra các "khoảng trống" chính sách đối với việc quản lý các mô hình kinh doanh. Tiến bộ công nghệ đã tạo ra các mô hình kinh doanh số mới như cung cấp hàng hóa, dịch vụ qua mạng; các hoạt động của nền kinh tế chia sẻ...các hành vi trốn thuế mới dẫn đến xói mòn cơ sở thuế...

"Cần hoàn thiện các quy định, cơ chế về chia sẻ thông tin giữa ngành tài chính và các bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương. Sử dụng hiệu quả nguồn thông tin từ bên thứ ba trong công tác quản lý. Ví dụ, cơ quan thuế tiếp cận với các thông tin về ngân hàng của người nộp thuế có thể giúp khắc phục các "khoảng trống" về chính sách", ông Tuấn nêu đề xuất.

Thực tế là dù Việt Nam có tiến hành chuyển đổi số hay không, thì khi đoàn tàu cách mạng công nghiệp 4.0 đến, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng như câu chuyện Uber hay Crypto Currency vào Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, chủ động tham gia cuộc cách mạng này, Việt Nam cần ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách, phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào cuộc cách mạng này, ứng dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hiện Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng 3 Nghị định về kết nối liên thông hệ thống thông tin, về xác thực, định danh điện tử, bảo vệ thông tin cá nhân... Khi cơ sở pháp lý được hoàn thiện sẽ là điều kiện tốt để xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới chuyển đổi số./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: ASEAN cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: ASEAN cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số

VOV.VN - Tại Diễn đàn WEF ASEAN 2018 sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề nghị ASEAN cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho khu vực.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: ASEAN cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: ASEAN cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số

VOV.VN - Tại Diễn đàn WEF ASEAN 2018 sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề nghị ASEAN cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho khu vực.

Nhân lực ICT Việt buộc phải nâng trình độ để đáp ứng chuyển đổi số
Nhân lực ICT Việt buộc phải nâng trình độ để đáp ứng chuyển đổi số

VOV.VN - Nhân lực công nghệ thông tin - viễn thông (ICT) cần được nâng cao để đáp ứng đòi hỏi công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam.

Nhân lực ICT Việt buộc phải nâng trình độ để đáp ứng chuyển đổi số

Nhân lực ICT Việt buộc phải nâng trình độ để đáp ứng chuyển đổi số

VOV.VN - Nhân lực công nghệ thông tin - viễn thông (ICT) cần được nâng cao để đáp ứng đòi hỏi công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam.

Doanh nghiệp Nhà nước: Chuyển đổi sở hữu để khắc phục yếu kém
Doanh nghiệp Nhà nước: Chuyển đổi sở hữu để khắc phục yếu kém

VOV.VN - Nên giao cho một cơ quan thực hiện chức năng chuyển đổi sở hữu các DNNN thay vì từng ngành và từng doanh nghiệp thực hiện.

Doanh nghiệp Nhà nước: Chuyển đổi sở hữu để khắc phục yếu kém

Doanh nghiệp Nhà nước: Chuyển đổi sở hữu để khắc phục yếu kém

VOV.VN - Nên giao cho một cơ quan thực hiện chức năng chuyển đổi sở hữu các DNNN thay vì từng ngành và từng doanh nghiệp thực hiện.

Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp 4.0
Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp 4.0

VOV.VN - Diễn đàn dự kiến sẽ có sự tham dự của trên 500 đại biểu là lãnh đạo cấp cao các bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp.

Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp 4.0

Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số trong cách mạng công nghiệp 4.0

VOV.VN - Diễn đàn dự kiến sẽ có sự tham dự của trên 500 đại biểu là lãnh đạo cấp cao các bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp.