Độc đáo bộ sưu tập áo dài cung đình của Thái Kim Lan

VOV.VN - Gia đình bà Thái Kim Lan – một con người xứ Huế đang sống và làm việc tại Đức vẫn giữ gìn được bộ sưu tập “Áo dài xưa” từ thời Nguyễn.

Trải qua nhiều biến cố của chiến tranh cũng như thời hậu chiến, gia đình bà Thái Kim Lan- một người con xứ Huế nay đang sống và làm việc tại Đức đã gìn giữ và nâng niu bộ sưu tập "Áo dài xưa" từ thời Nguyễn. Bộ sưu tập áo dài này cũng cho thấy lịch sử 300 năm của áo dài Việt Nam, khẳng định tính độc lập của một dân tộc từ phong tục, lễ nghi cho đến trang phục, đồng thời bộc lộ tính cách và truyền thống Việt với cung cách gần gũi giữa người dân và các bậc vua chúa.

Nhà sưu tập Thái Kim Lan 

Bộ sưu tập áo dài cung đình của gia đình bà Thái Kim Lan có niên đại hơn 150 năm, thường được thái hậu Từ Cung lúc sinh thời gọi là Áo Dài Xưa. Không phải là bộ sưu tập tầm cỡ với đại bào, triều phục cung đình thuộc các viện bảo tàng mà đó là một bộ sưu tập đời thường, vốn được một người trong hoàng tộc tặng lại, chỉ gồm 12 thứ, là y áo, khăn vấn của người xưa, từ áo của mẹ vua, của nhà vua cho đến các bà mệnh phụ phu nhân trong sinh hoạt hàng ngày.

Đáng lưu ý trong bộ sưu tập của bà Thái Kim Lan là bộ long bào của vua Khải Định bằng vải gấm và tơ tằm cao cấp, có họa tiết hình rồng năm móng thể hiện sự uy nghiêm của nhà vua được làm vào khoảng đầu thế kỉ 20. Bên cạnh đó là bộ áo dài gấm xanh rêu của Phi tần mặc trong những dịp tế lễ, thể hiện sự cao sang, khiêm nhường, tôn vinh dáng dấp quý phái của người đẹp.

Áo vua Khải Định 

Với bà Thái Kim Lan- chủ nhân của bộ sưu tập thì chiếc áo dài của Hoàng Thái Hậu Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn khiến bà xúc động hơn cả: “Nhân vật đã mang chiếc áo dài đó mặc dù là một người uy quyền nhất nhưng cũng là một trong những người trải qua nhiều đau khổ nhất. Bà trải qua hai sự biến đổi của thời đại và thay vì lưu vong, đi nước ngoài thì bà lại nguyện không bao giờ bước ra khỏi cửa để thờ cúng tiên đế. Khi tôi nhìn thấy chiếc áo đó, tôi lại thấy người phụ nữ đã mang nó. Tôi cho đó cũng là một dấu hiệu để lại của người xưa”.

Sau năm 1975, đất nước vừa thống nhất, những khó khăn về kinh tế và ý thức hệ đã ảnh hưởng đến số phận chiếc áo dài, đặc biệt những chiếc áo dài xưa cũng bị coi là biểu hiện của trưởng giả phong kiến. Ngay lúc đó, khi đang học tập tại Đức, bà Thái Kim Lan đã nhờ mẹ đẻ chuyển sang một nửa số áo dài đang được lưu giữ tại gia đình. Những chiếc còn lại được chuyển sang Đức trong khoảng thập niên 80. Trong khi đó, không ít gia đình quyền quý ở Huế khi lâm vào cảnh khó khăn đã phải bán những bộ áo đại bào quý giá chỉ để có tiền sinh sống.

Áo mệnh phụ 

Về hình thức, đây không phải là những bộ áo dài cách tân hồi những năm 30 của thế kỉ trước mà lịch sử của nó bắt đầu từ khoảng năm 1744 - lần đầu tiên chúa Nguyễn Phúc Khoát quy định toàn bộ người dân Huế và các cùng đất phía Nam nằm trong sự cai trị của ông phải mặc kiểu áo mới: cổ đứng, cài khuy về bên phải, kết hợp với chiếc quần hai ống. Bà Thái Kim Lan chia sẻ, bộ sưu tập này được xem như vết cắt mảng đời 100 năm áo dài Việt Nam nói chung, áo dài Huế nói riêng, khi nó trở thành quốc phục của người Việt cả nam lẫn nữ. Sau những bộ áo dài này còn ẩn chứa ý nghĩa về đạo đức, về nhân sinh quan đối với người phụ nữ.

Nhà thiết kế Vũ Thảo, người sáng lập ra thương hiệu thời trang bằng chất liệu vải dân tộc Kilomet 109 cho rằng: kiểu dáng, họa tiết trên áo mang nét đặc trưng riêng của áo dài Việt Nam khác hẳn với trang phục của người Trung Quốc. Đặc biệt, kĩ thuật thêu sắc sảo từ đường kim đến sợi chỉ của bộ sưu tập "Áo dài xưa" khẳng định tay nghề của các nghệ nhân Việt Nam thời trước.

Mỗi bộ áo dài đều hàm chứa những câu chuyện, mang dấu ấn một nền văn hóa của một dân tộc. Ẩn sau mỗi bộ trang phục là tinh thần trân trọng sự hoàn hảo của những người thợ may trong từng đường kim mũi chỉ, cách lựa chọn vải chính, vải lót cho đến từng hột nút, khuy cài.... Tất cả mang đến sự ngạc nhiên, thú vị và bất ngờ cho người thưởng lãm khi nhìn về quá khứ. Họ chính là những người nghệ sĩ nhẫn nại, vô danh, duy chỉ có cái tâm may áo sao cho áo và người mang nó trở thành một hòa điệu nhịp nhàng trong bốn mùa thời gian./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở diễn “Ao làng”
Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở diễn “Ao làng”

VOV.VN -  Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở tuồng hiện đại “Ao làng” mang đến cho khan giả một hơi thở mới trên sân khấu truyền thống.

Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở diễn “Ao làng”

Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở diễn “Ao làng”

VOV.VN -  Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở tuồng hiện đại “Ao làng” mang đến cho khan giả một hơi thở mới trên sân khấu truyền thống.

Sao lại để khách nước ngoài mặc phản cảm vào chốn linh thiêng?
Sao lại để khách nước ngoài mặc phản cảm vào chốn linh thiêng?

Những du khách nước ngoài ăn mặc thoáng mát, quần đùi áo ba lỗ vào thăm đình chùa, nơi vốn là chốn linh thiêng trong tính ngưỡng của người Việt khá phổ biến.

Sao lại để khách nước ngoài mặc phản cảm vào chốn linh thiêng?

Sao lại để khách nước ngoài mặc phản cảm vào chốn linh thiêng?

Những du khách nước ngoài ăn mặc thoáng mát, quần đùi áo ba lỗ vào thăm đình chùa, nơi vốn là chốn linh thiêng trong tính ngưỡng của người Việt khá phổ biến.

Ghé thăm 7 di sản thế giới tại nước chủ nhà Olympic Rio 2016
Ghé thăm 7 di sản thế giới tại nước chủ nhà Olympic Rio 2016

VOV.VN -Dưới đây là những điểm đến đầy ý nghĩa, được công nhận là Di sản thế giới tại Brazil.

Ghé thăm 7 di sản thế giới tại nước chủ nhà Olympic Rio 2016

Ghé thăm 7 di sản thế giới tại nước chủ nhà Olympic Rio 2016

VOV.VN -Dưới đây là những điểm đến đầy ý nghĩa, được công nhận là Di sản thế giới tại Brazil.

Làng Shirakawago - viên ngọc quý của xứ Phù Tang
Làng Shirakawago - viên ngọc quý của xứ Phù Tang

VOV.VN - Tồn tại hơn 300 năm, làng cổ Shirakawago - Di sản Thế giới vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa cùng lối sinh hoạt và phong tục truyền thống.

Làng Shirakawago - viên ngọc quý của xứ Phù Tang

Làng Shirakawago - viên ngọc quý của xứ Phù Tang

VOV.VN - Tồn tại hơn 300 năm, làng cổ Shirakawago - Di sản Thế giới vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa cùng lối sinh hoạt và phong tục truyền thống.

Tết “Lấp lỗ” của đồng bào Chứt trên bản Rào Tre
Tết “Lấp lỗ” của đồng bào Chứt trên bản Rào Tre

VOV.VN -Tết Lấp lỗ được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm, sau khi bà con làm xong mùa màng, trên nương hoa màu gieo trĩa được lấp lỗ.

Tết “Lấp lỗ” của đồng bào Chứt trên bản Rào Tre

Tết “Lấp lỗ” của đồng bào Chứt trên bản Rào Tre

VOV.VN -Tết Lấp lỗ được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm, sau khi bà con làm xong mùa màng, trên nương hoa màu gieo trĩa được lấp lỗ.