Độc đáo tết Hồ Sự Chà

VOV.VN - Ăn tết sớm cùng gia đình ông Pờ Dần Sinh, bản Tả Khố Khừ, huyện Mường Nhé, Điện Biên mới thấy hết nét đẹp phong tục ăn tết cổ truyền người Hà Nhì.

Người Hà Nhì còn có tên gọi khác là U Ní và Xá U Ní, với 3 nhóm: Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Đen. Ở Điện Biên, người Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ Nhì sinh sống tập trung tại 4 xã Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn thuộc huyện Mường Nhé.

Ăn tết sớm cùng gia đình ông Pờ Dần Sinh, bản Tả Khố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên, mới thấy hết những nét đẹp trong phong tục ăn tết cổ truyền của người Hà Nhì.

Theo truyền thống, người Hà Nhì La Mí ăn tết Hồ Sự Chà (Khù sự chà) vào ngày Thìn (con Rồng) đầu tiên của tháng cuối cùng trong năm, theo cách tính lịch riêng (thường vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 theo dương lịch); còn người Hà Nhì Cồ Chồ ăn tết vào ngày Dần (con Hổ) của tháng đó. Người Hà Nhì vui chơi đón tết trong 3 ngày, các gia đình chuẩn bị lễ vật cúng mời tổ tiên về mừng năm mới và tổ chức vui chơi, thăm hỏi, chúc nhau những điều may mắn.

Ông Pờ Dần Sinh thay bộ lễ phục đẹp nhất của gia đình chức sắc trong bản để đón khách đến chúc tết gia đình.

Trước tết một ngày, người Hà Nhì dọp dẹp nhà cửa, giã bánh dầy. Trong ngày tết đầu tiên, từ lúc sáng sớm, các gia đình làm bánh trôi (chà lẹ) để cúng mời tổ tiên, đây được xem là món ăn lót dạ cho tổ tiên khi “về ăn tết” cùng con cháu.

Người Hà Nhì quan niệm rằng, tổ tiên là các đấng bề trên đáng kính, bánh dâng cúng phải to hơn bánh bình thường thì mới thể hiện tấm lòng hiếu thuận của con cháu với tổ tiên.

Trước tết một ngày, các gia đình người Hà Nhì trong bản Tả Khố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, làm bánh dầy chuẩn bị đón tết.

Sau lễ cúng bánh trôi, các thành viên trong gia đình mới được ăn bánh. Ăn bánh xong, gia đình sẽ mổ lợn, vừa để làm lý mời tổ tiên, vừa làm thực phẩm ăn tết và đãi khách.

Ngày tết tại nhà ông Pờ Dần Sinh, bà Sừng Khồ Nu thức dậy làm bánh trôi cúng tổ tiên từ mờ sáng.

Trong ngày tết, thịt lợn dâng cúng tổ tiên là lễ vật bắt buộc các gia đình phải có. Gia đình nào vì hoàn cảnh khó khăn không mổ được lợn sẽ phải đi xin của anh em về để làm lý.

Thiếu nữ Hà Nhì giã bánh dầy đón tết.

Lợn để ăn tết chỉ được mổ trong ngày đầu tiên hoặc ngày thứ ba, tuyệt đối không được mổ vào ngày thứ hai vì ngày đầu tiên ăn tết là ngày Thìn (rồng) thì ngày thứ hai của tết sẽ là ngày Tỵ (rắn) mà Tỵ xung khắc với Hợi (lợn), nếu mổ lợn vào ngày xung khắc như vậy sau này sẽ không nuôi lợn được nữa.

Khi mổ lợn ăn tết, người Hà Nhì thường bói gan lợn. Nếu gan lợn lành lặn, màu sắc tươi thì tốt, mật lợn phải đầy thì năm đó xem như việc chăn nuôi mới phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.

Bói gan lợn là một phần quan trọng trong ngày tết của người Hà Nhì.

Mổ lợn xong, chủ nhà sẽ cắt mỗi thứ một ít đem nấu cháo. Cháo được lấy ra 2 bát, cùng 2 bát rượu, 2 bát nước lá trà để chủ nhà cúng khấn mời tổ tiên, đó là mâm cúng đầu năm.

Chủ nhà cúng xong sẽ gọi cả gia đình vào quỳ trước bàn thờ cùng khấu đầu lạy tạ. Số thịt lợn còn lại sẽ được bảo quản một phần để ăn lâu dài, một phần được chế biến thành các món ăn mời khách đến thăm chúc tết gia đình.

Đêm xòe mừng năm mới trước nhà văn hóa bản Tả Khố Khừ.

Tết của người Hà Nhì diễn ra nhẹ nhàng đầm ấm, nhộn nhịp mà không xô bồ, ở đó những nét đẹp truyền thống được biểu đạt qua tấm lòng hiếu thuận của con cháu với tổ tiên, ông bà và những giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc được nuôi dưỡng, khơi dậy từ những con người bình dị nơi miền sơn cước./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Về Đông Anh xem rối nước Đào Thục dịp Tết
Về Đông Anh xem rối nước Đào Thục dịp Tết

VOV.VN - Đã từ lâu, làng Đào Thục được biết đến là một miền quê bình dị và yên ả, một làng quê Việt giàu truyền thống vùng Bắc Bộ.

Về Đông Anh xem rối nước Đào Thục dịp Tết

Về Đông Anh xem rối nước Đào Thục dịp Tết

VOV.VN - Đã từ lâu, làng Đào Thục được biết đến là một miền quê bình dị và yên ả, một làng quê Việt giàu truyền thống vùng Bắc Bộ.

Tái hiện Chợ Tết xưa tại Phong Nha-Kẻ Bàng dịp Tết Đinh Dậu
Tái hiện Chợ Tết xưa tại Phong Nha-Kẻ Bàng dịp Tết Đinh Dậu

VOV.VN - Lễ hội Chợ Tết xưa được tổ chức tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để du khách cảm nhận sâu sắc hơn phong vị ngày Tết cổ truyền.

Tái hiện Chợ Tết xưa tại Phong Nha-Kẻ Bàng dịp Tết Đinh Dậu

Tái hiện Chợ Tết xưa tại Phong Nha-Kẻ Bàng dịp Tết Đinh Dậu

VOV.VN - Lễ hội Chợ Tết xưa được tổ chức tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để du khách cảm nhận sâu sắc hơn phong vị ngày Tết cổ truyền.

Đặc sắc Tết hoa - Tết cổ truyền của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên
Đặc sắc Tết hoa - Tết cổ truyền của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên

VOV.VN - Tết hoa là Tết cổ truyền quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Cống - dân tộc ít người của tỉnh Điện Biên, với dân số chỉ khoảng 1.000 người.

Đặc sắc Tết hoa - Tết cổ truyền của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên

Đặc sắc Tết hoa - Tết cổ truyền của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên

VOV.VN - Tết hoa là Tết cổ truyền quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Cống - dân tộc ít người của tỉnh Điện Biên, với dân số chỉ khoảng 1.000 người.

Nhịp cầu mới đón Tết về Miền Tây
Nhịp cầu mới đón Tết về Miền Tây

VOV.VN - Cây cầu mới giữa ngã ba sông lớn là điểm kết nối giao thông quan trọng cho bà con địa phương, mở ra cơ hội buôn bán, làm ăn cho người dân.

Nhịp cầu mới đón Tết về Miền Tây

Nhịp cầu mới đón Tết về Miền Tây

VOV.VN - Cây cầu mới giữa ngã ba sông lớn là điểm kết nối giao thông quan trọng cho bà con địa phương, mở ra cơ hội buôn bán, làm ăn cho người dân.