Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ:

“Không vì sự cố đáng tiếc mà bỏ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn“

VOV.VN - “Không vì một vai diễn dở mà bỏ nghệ thuật sân khấu cũng giống như không thể vì sự cố đáng tiếc ở Đồ Sơn mà bỏ lễ hội chọi trâu”.

Trong khi GS Trần Lâm Biền - chuyên gia văn hóa gạo cội cho rằng chọi trâu Đồ Sơn hiện nay chỉ là một thứ trò chơi núp bóng lễ hội thì nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ lại khẳng định, “đó vẫn là một lễ hội truyền thống”.

"Sự việc xảy ra vừa rồi rất đáng tiếc và chỉ là một sự cố hy hữu, trước đó chưa từng có. Chúng ta không thể vì một vai diễn dở mà bỏ đi cả một nền sân khấu nghệ thuật. Cũng giống như không thể vì sự cố đó mà loại bỏ lễ hội truyền thống khỏi đời sống hiện đại", ông cho biết.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ. Ảnh: Bình Nguyên Trang

Bác bỏ quan điểm cho rằng chọi trâu Đồ Sơn đang có sự biến tướng, trục lợi, chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ cho biết: “Chọi trâu Đồ Sơn vẫn là một lễ hội truyền thống. Tính bạo lực là một phần trong văn hóa nguyên bản của lễ hội. Làm sao chúng ta biết được chọi trâu ngày xưa như thế nào? Không có bản nào là bản gốc cả. Vì bản chất văn hóa, lễ hội là một thực thể vận động, thay đổi theo sự phát triển của con người, xã hội. Lúc nào được biểu diễn thì lúc đó mới phát lộ. Theo tôi, chọi trâu Đồ Sơn vẫn là một lễ hội truyền thống, đã trở thành di sản văn hóa. Vì thế việc bảo tồn nó là chuyện đương nhiên”.

Để chứng minh cho tính bạo lực trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có giới hạn cho phép, chuyên gia nghiên cứu văn hóa này so sánh với bộ môn quyền anh. Theo ông, quyền anh có tính bạo lực gấp trăm, gấp ngàn lần so với chọi trâu nhưng không bị lên án. Trong khi, một bộ môn mang ý nghĩa truyền thống như chọi trâu lại bị kêu gọi loại bỏ. 

Chuyên gia này cho hay, lễ hội chọi trâu có nhiều ở các địa phương trên cả nước. Mỗi nơi lại có một đặc điểm riêng. Điều này tạo nên sự phong phú của lễ hội, mang dấu ấn bản sắc của từng vùng miền khác nhau.

“Người Việt đang hiểu sai về khái niệm “biến tướng”. Việc xẻ thịt trâu để bán sau lễ hội không phải là sự biến tướng mà là bản chất của lễ hội và xuất phát từ nhu cầu rất thật của người dân. Con trâu ngày xưa là để thờ cúng thánh thần thì ngày nay, việc người dân muốn mua thịt về để lấy may, cầu lộc cũng là điều dễ hiểu. Ý nghĩa này xuất phát từ truyền thống xưa”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ cho hay, vấn đề của sự cố đau lòng vừa mới xảy ra ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là cách thức tổ chức còn thiếu cẩn thận, còn có sự chủ quan của người tham gia chứ không nằm ở ý nghĩa hay thông điệp của lễ hội.

"Chọi trâu Đồ Sơn đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Vì thế không thể dễ dàng nói bỏ đi được. Để khắc phục những thực trạng hiện nay xảy ra xung quanh lễ hội là điều có thể làm được. Chúng ta có thể lập một trường đấu tử tế như Tây Ban Nha. Cái đó thừa sức vì sân bóng đá, bóng chuyền hiện nay chi phí đắt hơn nhiều mà chúng ta vẫn làm được.

Ngoài ra để làm tốt, BTC phải có kịch bản đầy đủ, có sự chuẩn bị chu đáo. Con trâu điên chỉ cần bắn được khống chế bằng một xilanh thuốc an thần hoặc súng điện mạnh nhưng những người tổ chức chủ quan đã không nghĩ ra điều đó.

Quá trình thương mại hóa lễ hội như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn đã dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Không những hệ lụy mà còn đi kèm với vi phạm pháp luật như cá độ, thổi giá, thu tiền bất hợp lý. Tuy nhiên, tất cả những hiện tượng này đều có thể thay đổi. Vậy thì sao không làm, không quản lý mà phải bỏ đi cả một lễ hội truyền thống. Nếu bỏ đi nghĩa là đầu hàng. Nếu các lễ hội văn hóa do làm không tốt mà bỏ đi thì chúng ta phải bỏ sạch cả nền văn hóa của dân tộc hiện nay! Tội lỗi không phải ở hội chọi trâu mà ở chỗ con người, ở cách tổ chức, quản lý, điều hành.

Rất nhiều người dân ở Đồ Sơn chống lại cách làm ăn của cơ quan chức năng. Có người 28 năm làm nghề chọi trâu đã đứng lên phản ứng về chuyện một con trâu được định giá 60 triệu. Cả những việc như gài trâu vào lễ hội để sau đó bán thịt, trâu thường trộn với trâu chọi. Tất cả những thực trạng “biến tướng” đó đều được nhiều người dũng cảm phản ánh. Nhiều người dân Đồ Sơn mong muốn quản lý, kiểm soát tốt để làm sạch lễ hội. Việc còn lại là của cơ quan chức năng. Tôi cho rằng, rào cản của lễ hội hiện nay chính là những người đứng ra tổ chức", nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ cho hay.

Liên quan đến vấn đề này, nhà văn Nguyễn Quang Vinh cũng bày tỏ sự quan ngại về cách thức tổ chức lễ hội của địa phương. Ông cho hay, việc đại diện cơ quan chức năng giải thích con trâu bị kích động vì tiếng trống, tiếng hò hét là không thuyết phục.

“Trước khi lễ hội bắt đầu, hẳn nhiên đã có các báo cáo về cách tổ chức chu đáo. Tuy nhiên, khi con trâu nổi điên, hung hăng húc người chủ thì không có bất cứ lực lượng nào ra tay. Tất cả chỉ đứng nhìn, thụ động và bất lực. Khi người chủ trâu gục ngã, BTC cũng không có nổi băng ca để cấp cứu. Công tác cấp cứu người bị nạn hết sức thô sơ, phản cảm”, ông nói.

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh đặt ra câu hỏi: “Con trâu vốn được người chủ chăm sóc, gắn bó bỗng nhiên không phân biệt được người quen, người lạ? Vì thế, cơ quan chức năng cần vào cuộc và kiểm tra xem liệu nó có bị cho uống hay tiêm chất kích thích để trở nên hiếu chiến hơn hay không?”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lai Châu: Tưng bừng hội chọi trâu Nậm Loỏng đầu xuân
Lai Châu: Tưng bừng hội chọi trâu Nậm Loỏng đầu xuân

VOV.VN - Đến hẹn lại lên, sáng nay 11/2 - tức rằm tháng Giêng, tại xã Nậm Loỏng, thành phố Lai Châu đã diễn ra Hội chọi trâu năm 2017.

Lai Châu: Tưng bừng hội chọi trâu Nậm Loỏng đầu xuân

Lai Châu: Tưng bừng hội chọi trâu Nậm Loỏng đầu xuân

VOV.VN - Đến hẹn lại lên, sáng nay 11/2 - tức rằm tháng Giêng, tại xã Nậm Loỏng, thành phố Lai Châu đã diễn ra Hội chọi trâu năm 2017.

“Chọi trâu Đồ Sơn chỉ là thứ trò chơi núp bóng lễ hội”
“Chọi trâu Đồ Sơn chỉ là thứ trò chơi núp bóng lễ hội”

VOV.VN - “Chọi trâu Hải Phòng chỉ còn là một thứ trò chơi núp bóng lễ hội cũ, mượn danh thượng võ để nhằm mục đích khác”, GS Trần Lâm Biền cho biết.

“Chọi trâu Đồ Sơn chỉ là thứ trò chơi núp bóng lễ hội”

“Chọi trâu Đồ Sơn chỉ là thứ trò chơi núp bóng lễ hội”

VOV.VN - “Chọi trâu Hải Phòng chỉ còn là một thứ trò chơi núp bóng lễ hội cũ, mượn danh thượng võ để nhằm mục đích khác”, GS Trần Lâm Biền cho biết.

"Lễ hội chọi trâu, nơi thì tôn vinh là di sản, nơi lại cấm, rất vô lý"
"Lễ hội chọi trâu, nơi thì tôn vinh là di sản, nơi lại cấm, rất vô lý"

VOV.VN - “Lễ hội chọi trâu, bản chất là hai con trâu chọi nhau nhưng nơi thì vinh danh di sản, chỗ lại cấm”, ông Nguyễn Vũ Phan chia sẻ.

"Lễ hội chọi trâu, nơi thì tôn vinh là di sản, nơi lại cấm, rất vô lý"

"Lễ hội chọi trâu, nơi thì tôn vinh là di sản, nơi lại cấm, rất vô lý"

VOV.VN - “Lễ hội chọi trâu, bản chất là hai con trâu chọi nhau nhưng nơi thì vinh danh di sản, chỗ lại cấm”, ông Nguyễn Vũ Phan chia sẻ.

Hải Phòng tạm dừng Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2017
Hải Phòng tạm dừng Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2017

VOV.VN - Sau sự cố trâu chọi húc chủ gây tử vong, BTC đã có văn bản giải trình với Bộ VH-TT&DL, đồng thời ra quyết định tạm dừng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017.

Hải Phòng tạm dừng Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2017

Hải Phòng tạm dừng Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2017

VOV.VN - Sau sự cố trâu chọi húc chủ gây tử vong, BTC đã có văn bản giải trình với Bộ VH-TT&DL, đồng thời ra quyết định tạm dừng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017.