Những sai lầm đáng tiếc khi dùng sữa chua

Rất dễ ăn, rất bổ dưỡng nhưng sữa chua không hề dễ tính như bạn tưởng. Ghi nhớ những điều dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng sữa chua hiệu quả hơn.

Không ăn quá nhiều sữa chua. Sữa chua rất tốt nếu bạn ăn từ 1-2 cốc mỗi ngày nhưng nếu quá chúng lại trở nên bất lợi với cơ thể bạn. Sữa chua chứa axit, khi ăn quá nhiều chúng sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày và bài tiết nhiều chất xúc tác tiêu hóa. Khi đó, nó sẽ phá vỡ độ cân bằng chất điện giải trong cơ thể, và bạn sẽ mất đi cảm giác thèm ăn.

Đặc biệt, sữa chua chống chỉ định cho người hay chướng bụng, vốn có lượng axit dạ dày quá nhiều hoặc người yếu bụng, lạnh bụng cũng không nên dùng.

Không kết hợp sữa chua với thực phẩm dầu mỡ. Sữa chua còn được gọi là món quà vặt lý tưởng nhưng nó không hề dễ tính khi kết hợp với các thực phẩm khác. Bạn tuyệt đối không nên ăn sữa chua cùng các thực phẩm gia công có nhiều dầu mỡ như lạp xưởng hay xúc xích...Bởi ngoài dầu mỡ, thực phẩm đó còn thường chứa nhiều quặng nitorate kali khi kết hợp với sữa chua sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Bạn chớ dại ăn sữa chua khi cái bụng bạn đang “biểu tình”. Đó là hành động lý tưởng để giết chết những vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Bởi để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt thì độ pH thích hợp phải từ 4-5 độ trở lên trong khi lúc đói độ pH trong dạ dày lại thấp hơn 2 độ. Bạn chỉ nên ăn sữa chua sau bữa chính khoảng 2 tiếng.

 Không đun nóng sữa chua. Nhiệt độ cao cũng là kẻ thù của vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Khi đun quá nóng, vi khuẩn có lợi sẽ dễ bị tiêu diệt đồng thời nhiệt độ còn làm thay đổi mùi vị cũng như giá trị dinh dưỡng của sữa.

Nếu vẫn muốn hâm nóng, đặc biệt là vào mùa đông, bạn có thể ngâm túi hoặc cốc sữa trong nước ấm khoảng 45-50 độ, sữa chua sẽ vẫn giữ được nguyên hương vị và giá trị. Hơn thế, ngâm sữa chua trong nước ấm còn kích thích vi khuẩn có lợi hoạt động tốt hơn.

 Không uống sữa chua cùng với thuốc. Sự kết hợp giữa thuốc và sữa chua là sự kết hợp bất lợi nhất. Khi ăn hoặc uống cùng thuốc không những có thể giết chết những vi khuẩn có lợi trong sữa mà còn làm giảm tác dụng của thuốc. Đặc biệt, thuốc kháng sinh hoặc các thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh rất dễ làm mất tác dụng của sữa chua.

Không phải ai cũng dùng được sữa chua. Dù rất tốt nhưng với một số người thì sữa chua lại là tác nhân có hại. Nếu bạn bị bệnh về đường ruột, bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật, viêm tuyến tụy hoặc bạn đang mang thai thì không nên ăn sữa chua. Khi đó, sữa chua không những không có lợi mà còn khiến bệnh tình thêm nặng hơn. 

Đặc biệt, với bà bầu, sữa chua dễ gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên