Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, động lực tăng trưởng của Thái Nguyên

VOV.VN - Thái Nguyên chủ trương phát triển công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng công nghiệp xanh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định: Xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân từ 9%/năm trở lên; tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh; ưu tiên giải phóng mặt bàng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư; phát triển hạ tầng giao thông và khu công nghiệp gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.

Với vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tiềm năng, những năm gần đây kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ. Trong những năm qua, Thái Nguyên ghi nhận tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 14%, vốn đăng ký FDI lên đến 7,64 tỷ USD. Với những con số này, Thái Nguyên đang phát huy vai trò là một trong những điểm đến hấp dẫn, tin cậy cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện Thái Nguyên là một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh phía Bắc.

Hiện nay, một số ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã có các DN đầu tư sản xuất cùng trang thiết bị công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả như tổ hợp Samsung với 2 nhà máy Samsung Electronics Thái Nguyên (SEVT) và Samsung Electro - Mechanics Viet Nam (SEMV) có tổng mức đầu tư gần 7 tỉ USD tại khu công nghiệp Yên Bình. Sau khi Tập đoàn này đầu tư vào tỉnh đã thu hút hơn 70 nhà đầu tư phụ trợ cho Samsung và trên 30 dự án FDI phụ trợ với tổng vốn đăng ký gần 600 triệu USD tại khu công nghiệp Điềm Thụy (Phú Bình). Khu tổ hợp này đóng vai trò to lớn trong sự phát triển công nghiệp của Thái Nguyên ngày nay.

Cùng với đó, tổ hợp khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (gần 1 tỷ USD), mỏ sắt Tiến Bộ, mạ kẽm điện phân, cán thép Thái Trung, nhiệt điện An Khánh và các nhà máy cơ khí lớn khu vực Gò Đầm… cùng nhiều dự án công nghiệp hiện đại khác đã mang lại diện mạo mới cho công nghiệp Thái Nguyên chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, tạo ra giá trị xuất khẩu lớn, thu hút được trên 120.000 lao động, với thu nhập bình quân gần 7 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp (CCN) đã có bước chuyển biến rõ nét. Toàn tỉnh cũng đã quy hoạch 35 CCN và 6 khu công nghiệp. Đối với CCN, hiện có 20 CCN đi vào hoạt động với diện tích 772,5ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 39,2%. Còn đối với khu công nghiệp (KCN), có 4/6 KCN đi vào hoạt động và thu hút được 184 dự án đầu tư. Tất cả những khu, CCN trên đã góp phần tích cực vào quá trình thu hút đầu tư các dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, nhờ tích cực cải cách hành chính, chính sách đầu tư ưu đãi, cùng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Thái Nguyên đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn ngoài ngân sách. Nhiều dự án có vốn đầu tư lớn, như Samsung Thái Nguyên có tổng mức đầu tư gần bảy tỷ USD, dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo có tổng mức đầu tư một tỷ USD đi vào hoạt động, đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh xuất khẩu lớn thứ tư cả nước.

Năm 2022, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều cơ hội thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen. Việc lựa chọn đầu tư, sắp xếp lại chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất toàn cầu tạo cơ hội cho nước ta có điều kiện tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là chuyển đổi số, thu hút hợp tác về cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường xuất khẩu...

Tỉnh Thái Nguyên chủ trương phát triển công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng công nghiệp xanh, công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu và một số chuyên ngành có giá trị gia tăng lớn mà tỉnh có lợi thế như công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử và vi mạch bán dẫn; công nghiệp vật liệu mới; công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung và gắn với xây dựng nông thôn mới; công nghiệp hạ tầng (sản xuất và phân phối điện, xử lý môi trường và chất thải.

“Phát triển công nghiệp theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng để đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường và năng suất lao động cao. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao, vị trí trung tâm vùng. Mục tiêu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 920.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 đạt 9%/năm trở lên”, bà Hải cho biết.

Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, lãnh đạo tỉnh cho biết, Thái Nguyên ưu tiên thu hút đầu tư những dự án công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, phát triển các khu, CCN tập trung, gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hệ thống đô thị hiện đại; trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng khu, CCN khu vực phía Nam của tỉnh (TP Sông Công, thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình).

Thu hút đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và các khu công nghiệp gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội; hình thành các cụm công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi để giải quyết việc làm tại chỗ, góp phần giảm nghèo bền vững. Tăng cường hỗ trợ các DN địa phương, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển OCOP ở Thái Nguyên chuyển từ “lượng” sang “chất”
Phát triển OCOP ở Thái Nguyên chuyển từ “lượng” sang “chất”

VOV.VN - Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu chuẩn hóa ít nhất 70 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có 5 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.

Phát triển OCOP ở Thái Nguyên chuyển từ “lượng” sang “chất”

Phát triển OCOP ở Thái Nguyên chuyển từ “lượng” sang “chất”

VOV.VN - Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu chuẩn hóa ít nhất 70 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có 5 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.

Thái Nguyên: Nhiều Hợp tác xã hướng đến du lịch nông nghiệp
Thái Nguyên: Nhiều Hợp tác xã hướng đến du lịch nông nghiệp

VOV.VN - Thái Nguyên đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề..., nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.

Thái Nguyên: Nhiều Hợp tác xã hướng đến du lịch nông nghiệp

Thái Nguyên: Nhiều Hợp tác xã hướng đến du lịch nông nghiệp

VOV.VN - Thái Nguyên đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề..., nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.

Phát triển Thái Nguyên thành cực tăng trưởng trong liên kết vùng
Phát triển Thái Nguyên thành cực tăng trưởng trong liên kết vùng

VOV.VN - Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên đang mở ra nhiều cơ hội, động lực mới để khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại…

Phát triển Thái Nguyên thành cực tăng trưởng trong liên kết vùng

Phát triển Thái Nguyên thành cực tăng trưởng trong liên kết vùng

VOV.VN - Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên đang mở ra nhiều cơ hội, động lực mới để khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại…