Cây quế mở cơ hội thoát nghèo cho đồng bào vùng cao Quảng Nam

VOV.VN - Từ cây quế với những sản phẩm nổi tiếng của vùng đất “Cao sơn ngọc quế”, đến nay loại cây này dần được nhân rộng ra nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam.

Cây quế đang trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực cho phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp bà con vùng cao xóa đói, giảm nghèo, góp phần chống sạt lở đất, bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. 

Sau khi thu hoạch gần 1 héc ta quế, thu về cả trăm triệu đồng, vụ này, gia đình anh A Lăng Min, đồng bào Cơ Tu ở thôn B’hồng, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam quyết định mở rộng diện tích trồng quế với hy vọng đồi quế sẽ giúp gia đình anh có cuộc sống ổn định và khá giả hơn.

Anh A Lăng Min chia sẻ: Lúc đầu thấy mọi người trồng, mình cũng nghĩ chỉ trồng thử, không ngờ cây quế cho thu nhập cao hơn hẳn các loại cây trồng khác. Vừa rồi, gia đình anh đã chuyển một số diện tích trồng keo sang trồng cây quế: “Trước đây gia đình có trồng cây quế với diện tích là hơn 1 héc ta và đã bán với giá hơn 80 triệu đồng. Năm nay gia đình tôi tiếp tục trồng, đã trồng hơn 1.400 cây. Gia đình muốn trồng lại vì cây quế có tiềm năng phát triển kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác”.

Ở thôn B’hồng, xã Sông Kôn hầu như nhà nào cũng trồng quế, nhà ít thì 1 héc ta, còn hộ nhiều cũng vài héc ta. Anh B’riu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông lâm nghiệp bền vững xã Sông Kôn, huyện Đông Giang cho biết, trước đây mọi người cho rằng cây quế chỉ có thể phát triển ở 2 huyện Bắc Trà My và Nam Trà My nhưng thực tế cho thấy vùng đất Đông Giang cũng rất phù hợp để trồng loại cây này. Nếu tuân thủ hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và học hỏi từ đài, báo cũng như kinh nghiệm của những người đi trước thì việc trồng và chăm sóc cây quế không quá khó lại cho thu nhập cao.

Anh B’riu Tư cho hay, cây quế còn có khả năng chống xói mòn đất rất tốt: “Hiện ở trong thôn cũng rất nhiều hộ trồng quế. Trước đây, mỗi hộ trồng ít nhất 1hec ta, chừ bà con trồng nhiều rồi. Riêng xã sông Kôn năm nay trồng hơn 40 héc ta, trong khi chỉ tiêu huyện giao trồng 110 héc ta. Cây quế trồng phải mất 15 năm mới cho thu hoạch nhưng cho thu nhập rất cao. Có người hàng năm chỉ thu hoạch từ hạt quế không bán cũng được mấy chục triệu đồng”.

Huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam có hơn 82.000 héc ta rừng tự nhiên, trong đó đất lâm nghiệp có rừng chiếm gần 70.000 héc ta. Vì thế, huyện xác định tập trung phát triển trọng tâm là kinh tế rừng vừa để bảo vệ rừng tự nhiên, phát huy giá trị đa dạng sinh học, vừa cải thiện sinh kế cho người dân.

Ông Đinh Văn Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương có nhiều sách khuyến khích, hỗ trợ người dân chuyển đổi từ trồng cây nguyên liệu, cụ thể là cây keo sang trồng rừng gỗ lớn. Theo đó, mỗi năm địa phương phấn đầu trồng 800 héc ta cây gỗ lớn, Ngoài các loại cây như dổi vàng, gáo, lim xanh, huỳnh đàn,… thì cây quế là một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện, địa phương đã trồng được khoảng 500 héc ta quế.

Theo ông Đinh Văn Bảo, sắp tới địa phương sẽ tổ chức các đoàn đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương để tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng quế cao sản: “Huyện Đông Giang thời gian vừa qua phát triển sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào cây keo. Tuy nhiên cây keo tính về thu nhập sau 5 năm chỉ được khoảng 50 triệu đồng/1 héc ta, tính trung bình một năm được có 10 triệu đồng, giá trị gia tăng trên 1 héc ta đất không cao. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đông Giang xác định phải chuyển sang trồng loại cây có giá trị cao hơn, trồng rừng gỗ lớn. Tỉnh giao huyện một năm trồng 800 héc ta, hiện đã trồng được khoảng 400 héc ta chủ yếu là cây quế. Ngoài ra các chương trình hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất khác cũng thêm được 400 héc ta. Huyện định hướng cho các hộ trồng cây quế, vì cây quế hiệu quả cao hơn, qua đó giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững”.

Ngoài 2 vùng trồng quế trọng điểm là Nam Trà My, Bắc Trà My, hiện cây quế đã được trồng ở hầu khắp các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Quảng Nam đã phát triển được hơn 12.600 héc ta trồng quế. Nhằm nâng cao hiệu quả mở rộng diện tích trồng quế Trà My, năm nay, tỉnh Quảng Nam đã phân bổ cho các địa phương 1,5 tỷ đồng để triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển cây quế Trà My.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bản người Mông ẩn sâu sau cánh rừng già có điện lưới đón năm mới
Bản người Mông ẩn sâu sau cánh rừng già có điện lưới đón năm mới

VOV.VN - Triển khai Tiểu dự án 1 "Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN), bản người Mông với 54 hộ dân ẩn khuất sau cánh rừng già quanh năm sương phủ ở xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, Lào Cai đã được cấp điện lưới ngay trước thềm năm mới 2024.

Bản người Mông ẩn sâu sau cánh rừng già có điện lưới đón năm mới

Bản người Mông ẩn sâu sau cánh rừng già có điện lưới đón năm mới

VOV.VN - Triển khai Tiểu dự án 1 "Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN), bản người Mông với 54 hộ dân ẩn khuất sau cánh rừng già quanh năm sương phủ ở xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, Lào Cai đã được cấp điện lưới ngay trước thềm năm mới 2024.

Thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện sông Nho Quế
Thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện sông Nho Quế

VOV.VN - Trên dòng sông Nho Quế như dải lụa xanh biếc uốn lượn, người dân xã Khâu Vai đã tận dụng vùng nước lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện sông Nho Quế

Thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện sông Nho Quế

VOV.VN - Trên dòng sông Nho Quế như dải lụa xanh biếc uốn lượn, người dân xã Khâu Vai đã tận dụng vùng nước lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói, giảm nghèo.