Bản người Mông ẩn sâu sau cánh rừng già có điện lưới đón năm mới

VOV.VN - Triển khai Tiểu dự án 1 "Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN), bản người Mông với 54 hộ dân ẩn khuất sau cánh rừng già quanh năm sương phủ ở xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, Lào Cai đã được cấp điện lưới ngay trước thềm năm mới 2024.

 

Ngày đóng điện là ngày tất cả các hộ trong thôn ai nấy đều háo hức ngóng chờ. Cũng kể từ đây, không nhà nào phải chật vật dùng đèn dầu, máy phát điện chạy nước nữa.

Ông Lý A Du cả tuần nay ngày nào cũng đi khắp các nhà trong thôn mình xem lắp điện, ánh mắt đầy khấp khởi nói: "Có điện rất vui. Trước kia không có điện khổ lắm, ban đêm cứ phải dùng đèn dầu hỏa rất tối. Có điện sáng rồi, bà con không khổ nữa, sang năm mới thôn Bản Giàng sẽ cố gắng nhiều hơn nữa".

Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã nghèo Pa Cheo, nằm cách biệt trong rừng già, xa trung tâm xã 15 km. Để đưa được điện về Bản Giàng không hề đơn giản, vì phải vượt qua địa hình rừng núi hiểm trở, độ cao gần 1.500 m so với mực nước biển; hơn 1 nửa đường dây 35 kV bắt buộc phải đi ngầm với chiều dài trên 4 cây số; cộng thêm thời tiết khắc nghiệt, hè thì mưa lũ, sạt lở, đông thì sương mù, giá rét.

Sau gần 3 năm, dự án xấp xỉ 11 tỷ đồng do Sở Công thương tỉnh Lào Cai làm chủ đầu tư đã về đích, mở ra tương lai sáng bừng cho cả Bản Giàng và xã Pa Cheo. Tính ra suất đầu tư lên tới trên 200 triệu đồng/hộ dân, nhưng ý nghĩa chính trị vô cùng lớn.

Cách đây vài tuần, con đường bê tông nông thôn mới cũng đã về tới đầu thôn. Những trăn trở về một địa bàn “3 không”: không đường, không điện, không sóng điện thoại đang dần được xóa bỏ.

Ông Hầu A Chư, Phó Chủ tịch UBND xã Pa Cheo cho biết: "Ở vùng cao bình thường muốn họp thôn đều phải họp vào buổi tối thì mới tập trung đông đủ bà con. Trước kia không có điện thì phải thắp đèn dầu, thắp nến rất khó khăn, giờ có điện sáng rồi chắc chắn sẽ thuận lợi. Bên cạnh đó, có điện cũng sẽ sử dụng được hệ thống tuyên truyền qua loa truyền thanh thôn, giúp người dân nắm bắt được kịp thời".

Tháng cuối năm cũng là tháng tri ân khách hàng của ngành điện lực nhân ngày truyền thống. Năm nay ở Lào Cai còn kỉ niệm 65 năm ngày Bác Hồ tới thăm Nhà máy điện năm xưa.

Theo ông Lưu Ngọc Phước, Phó Giám đốc Điện lực Bát Xát, nhận thấy đa phần các hộ ở thôn Bản Giàng đều trong diện nghèo, cận nghèo nên nguồn lực dành cho tháng tri ân năm nay của đơn vị sẽ tập trung cho 100% bà con có điện sử dụng trước thềm năm mới; đồng thời, trang bị cho người dân các kiến thức về an toàn khi sử dụng điện.

"Để lắp đặt đường dây sau Aptomat, sau công tơ về đến gia đình cũng mất một chi phí không nhỏ. Nhân tháng tri ân, Công ty Điện lực Lào Cai cũng như Điện lực Bát Xát quyết định sẽ tri ân cho toàn bộ 54 hộ dân ở đây, không để mọi người mất một chi phí nào cả", ông Lưu Ngọc Phước cho hay.

Được đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Dự án 4) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, điện về, không chỉ mang ánh sáng, tri thức, mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển cho bà con. Bên cạnh ấp ủ mua sắm những đồ dùng thiết yếu như bóng đèn, ti vi, nồi cơm điện, nhiều hộ dân Bản Giàng cũng đã dự định sẽ sắm sửa máy hàn, máy xay xát, máy thái rau lợn phục vụ sản xuất.

Vẫn lẩn khuất giữa sương giăng, mây phủ, bao quanh bởi núi non, rừng già, nhưng có điện thắp sáng, mùa xuân này chắc chắn sẽ vui và hạnh phúc hơn với người dân Bản Giàng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những lá đơn xin thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Pắc Nặm
Những lá đơn xin thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Pắc Nặm

VOV.VN - Những năm qua, hàng chục hộ gia đình người dân tộc thiểu số như Tày, Mông, Dao… ở huyện vùng cao Pác Nặm đã làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Những lá đơn xin thoát nghèo cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức người dân không trồng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ nhà nước.

Những lá đơn xin thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Pắc Nặm

Những lá đơn xin thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Pắc Nặm

VOV.VN - Những năm qua, hàng chục hộ gia đình người dân tộc thiểu số như Tày, Mông, Dao… ở huyện vùng cao Pác Nặm đã làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Những lá đơn xin thoát nghèo cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức người dân không trồng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ nhà nước.

Đời sống của người Mông biên giới Hà Quảng (Cao Bằng) được cải thiện
Đời sống của người Mông biên giới Hà Quảng (Cao Bằng) được cải thiện

VOV.VN - Hà Quảng là huyện có đông người Mông sinh sống của tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn nên số hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao; nhiều người bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo theo các tổ chức bất hợp pháp gây mất an ninh trật tự. Nhờ sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền địa phương, những năm qua cuộc sống của người Mông ở Hà Quảng từng bước được cải thiện.

Đời sống của người Mông biên giới Hà Quảng (Cao Bằng) được cải thiện

Đời sống của người Mông biên giới Hà Quảng (Cao Bằng) được cải thiện

VOV.VN - Hà Quảng là huyện có đông người Mông sinh sống của tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế rất khó khăn nên số hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao; nhiều người bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo theo các tổ chức bất hợp pháp gây mất an ninh trật tự. Nhờ sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền địa phương, những năm qua cuộc sống của người Mông ở Hà Quảng từng bước được cải thiện.

Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tủa Chùa năm 2023, sáng 21/10, UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ công bố và trao giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề rèn của người Mông.

Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề rèn của người Mông ở Điện Biên di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Tủa Chùa năm 2023, sáng 21/10, UBND huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ công bố và trao giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề rèn của người Mông.