Bé 6 tháng tuổi nuốt kim băng 2 cm

VOV.VN -Nếu không kịp thời lấy kim băng ra, kim sẽ càng chui xuống sâu thì không thể lấy dị vật bằng thủ thuật nội soi mà phải mổ hở...

Ngày 12/9, bác sĩ Hoàng Lê Phúc - trưởng khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - cho biết đã lấy ra được cây kim băng dài gần 2 cm trong bụng bé Bùi Nguyễn Khánh Trinh (6 tháng tuổi, ngụ Kiên Giang).

Hiện sức khỏe bé đã ổn định, đang điều trị tại khoa ngoại của bệnh viện.

Theo bác sĩ Phúc, khoảng 16g ngày 10/9, khoa tiêu hóa nhận được điện thoại từ khoa ngoại đề nghị chuẩn bị hỗ trợ nội soi cấp cứu một bệnh nhi nuốt phải kim băng, đang trên đường chuyển viện. Hơn 19g cùng ngày, bệnh nhi tới bệnh viện và nhanh chóng được các bác sĩ nội soi khẩn cấp gắp dị vật.

Bác sĩ Phúc nói nếu không kịp thời lấy kim băng ra, kim sẽ càng chui xuống sâu thì không thể lấy dị vật bằng thủ thuật nội soi mà phải mổ hở. Ngoài ra, đầu nhọn của kim có thể đâm thủng mạch máu gây xuất huyết nội, rất nguy hiểm.

Bác sĩ Nguyễn Phúc Thịnh - người thực hiện nội soi gắp dị vật cùng bác sĩ Nguyễn Việt Trường - cho biết kết quả chụp X-quang cho thấy kim băng đã bị bung đầu cài ra thành hình chữ V và đang nằm ngược (đầu nhọn hướng lên trên) ở đoạn cuối dạ dày, gần tới tá tràng và ở vị trí rất khó gắp.

Do kim bị bung đầu nên khi nội soi bác sĩ thấy nhiều vị trí ở thực quản, đường đi vào dạ dày và dạ dày trầy xước, đang chảy máu. Các bác sĩ phải dùng dụng cụ chuyên biệt bọc đầu kim nhọn lại và gắp ra , tránh được cuộc mổ lớn như bệnh viện tuyến dưới định thực hiện.

Theo bác sĩ Thịnh, lý do bé nuốt phải kim băng là do mẹ bé cài một lá bùa ở ngực áo cho bé bằng kim băng. Bé đã giựt ra nhưng lá bùa rớt ra ngoài, còn cây kim băng trong tay và bé đưa vào miệng nuốt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phẫu thuật thành công gắp dị vật đường thở hiếm gặp
Phẫu thuật thành công gắp dị vật đường thở hiếm gặp

Kết quả chụp CT cho thấy, bệnh nhân bị xẹp phân thùy sau dưới phổi phải, dị vật phế quản phân thùy dưới phổi phải khoảng 15 x 7 mm.

Phẫu thuật thành công gắp dị vật đường thở hiếm gặp

Phẫu thuật thành công gắp dị vật đường thở hiếm gặp

Kết quả chụp CT cho thấy, bệnh nhân bị xẹp phân thùy sau dưới phổi phải, dị vật phế quản phân thùy dưới phổi phải khoảng 15 x 7 mm.

Dị vật đường thở dễ gây viêm phế quản tái nhiễm
Dị vật đường thở dễ gây viêm phế quản tái nhiễm

Có 4 yếu tố liên quan chặt chẽ đến bệnh viêm phế quản phổi tái nhiễm ở trẻ là suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu và cơ địa dị ứng tăng mẫn cảm đường hô hấp.

Dị vật đường thở dễ gây viêm phế quản tái nhiễm

Dị vật đường thở dễ gây viêm phế quản tái nhiễm

Có 4 yếu tố liên quan chặt chẽ đến bệnh viêm phế quản phổi tái nhiễm ở trẻ là suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu và cơ địa dị ứng tăng mẫn cảm đường hô hấp.

Cứu kịp thời 2 trẻ nhỏ bị hóc dị vật
Cứu kịp thời 2 trẻ nhỏ bị hóc dị vật

Dị vật mà hai đứa trẻ mắc phải là một chiếc răng nằm ở phổi trái và miếng xương cá nằm ở đường thở phía trên

Cứu kịp thời 2 trẻ nhỏ bị hóc dị vật

Cứu kịp thời 2 trẻ nhỏ bị hóc dị vật

Dị vật mà hai đứa trẻ mắc phải là một chiếc răng nằm ở phổi trái và miếng xương cá nằm ở đường thở phía trên

Cứu sống cháu bé bị xẹp phổi do nuốt dị vật
Cứu sống cháu bé bị xẹp phổi do nuốt dị vật

Cháu bé nuốt phải đầu chiếc bút bi vào bụng từ ngày 5/5 nhưng gia đình sơ ý mãi mới đến ngày 9/5 mới đưa cháu vào bệnh viện.  

Cứu sống cháu bé bị xẹp phổi do nuốt dị vật

Cứu sống cháu bé bị xẹp phổi do nuốt dị vật

Cháu bé nuốt phải đầu chiếc bút bi vào bụng từ ngày 5/5 nhưng gia đình sơ ý mãi mới đến ngày 9/5 mới đưa cháu vào bệnh viện.