Các địa phương sẵn sàng ứng phó với bão số 2

VOV.VN - Đến thời điểm này, các địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 2 đã sẵn sàng mọi công tác ứng phó với bão.

Theo dự báo, cơn bão số 2 sẽ gây mưa to trên địa bàn tỉnh Yên Bái, có thể xảy ra tình trạng ngập úng, lũ quét và sạt lở đất tại các địa phương trong tỉnh. Nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản, tỉnh Yên Bái đang tích cực chuẩn bị ứng phó.

Theo đó, hiện nay các địa phương trong tỉnh đang tích cực rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân ở các khu vực ven sông, suối có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Lục Yên; những nơi có nguy cơ sạt lở đất, đá, taluy ở thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, huyện Yên Bình, và các khu vực mỏ, các công trình đang thi công. 

Yên Bái chuẩn sẵn sàng nhân lực và phương tiện phòng chống bão lũ

Tỉnh Yên Bái cũng cho kiểm tra hệ thống an toàn hồ đập, đê điều; thực hiện nghiêm các quy trình vận hành. Bố trí lực lượng cảnh giới tại các bến đò, đường tràn, những đoạn đường giao thông dễ bị ngập để hướng dẫn giao thông, cấm người và phương tiện qua lại những khu vực trên khi có dòng chảy xiết. Cấm không cho người vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các khu vực sông, suối khi đang có lũ. Đặc biệt trong các ngày mưa, bão, thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ, nghỉ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở, đất, đá gây thiệt hại về người. 

Ông Hoàng Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái cho biết: “Yên Bái ít chịu ảnh hưởng trực tiếp các cơn bão nhưng bị ảnh hưởng rất lớn của hoàn lưu sau bão, thường gây ra lũ quét, sạt lở đất, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức của người dân cũng như vai trò lãnh đạo chỉ huy của chính quyền địa phương, trong việc vận dụng tổng hợp các nguồn lực theo đúng phương châm “4 tại chỗ” để đảm bảo ứng phó kịp thời nếu có tình huống xảy ra trên địa bàn”.

**Đến 7h sáng nay (18/7), tỉnh Ninh Bình đã kêu gọi được 101 phương tiện tàu thuyền với 229 ngư dân trên tổng số 129 phương tiện tàu thuyền với 296 ngư dân vào bờ tránh trú bão an toàn. Tỉnh Ninh Bình cũng đã xây dựng phương án di dời các hộ dân ngoài đê biển Bình Minh 3 - huyện Kim Sơn, các hộ dân ở khu vực lòng hồ đến nơi trú ẩn an toàn nếu có tình huống xấu. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tiến hành tiêu kiệt nước đệm tại những vùng lúa mùa mới cấy, kiểm tra toàn bộ hệ thống đê, kè, cống, các hồ đập xung yếu; huy động và tăng cường các lực lượng sẵn sàng ứng cứu khi bão xảy ra.

 

Ngư dân neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão an toàn (Ảnh minh họa)

Ông Vũ Nam Tiến, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình cho biết: Tỉnh sẽ kiểm soát chặt chẽ 2 trạm kiểm soát của 2 cửa sông là sông Càn và sông Đáy, không cho bất cứ phương tiện nào ra khơi và sử dụng 2 xuồng máy tuần tra kêu gọi toàn bộ các phương tiện, lao động ở lều chòi từ đê Bình Minh 3 ra cồn nổi về nơi tránh trú an toàn; di dân khu vực ngoài đê Bình Minh 2 vào trong đê Bình Minh 2 để tránh trú theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, tổ chức trực 100% quân số để thực hiện nhiệm vụ. Đến 16h chiều nay sẽ thực hiện xong toàn bộ việc di dân từ ngoài đê Bình Minh 2 vào trong đê Bình Minh 2.

Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, đến thời điểm này, hơn 4.000 tàu thuyền với hơn 20.000 lao động của Nghệ An cơ bản đã về nơi neo đậu an toàn. Tỉnh Nghệ An tổ chức trực phòng chống lụt bão 24/24 giờ, nhất là tại các điểm xung yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ cao lũ quét, lũ ống để sơ tán dân khi có mưa lớn xảy ra; kiểm tra đánh giá đê điều, hồ đập, công trình đang thi công để có biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản. Đảm bảo giao thông, đặc biệt các đoạn đường đang thi công và các khu vực ngầm tràn.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: “Vùng núi Nghệ An có khả năng mưa to vì vậy cảnh giác bà con vùng núi đề phòng xảy ra lũ quét để hạn chế những thiệt hại về người và tài sản. Đồng thời ở vùng đồng bằng và trung du, chúng tôi tập trung cho an toàn hồ đập, đặc biệt ở các vùng cửa sông, ven biển, các điểm phát lũ đã vận hành từ ngày 15, 16 để tập trung gạn trừ tiêu úng, tranh thủ lúc nước triều xuống các công trình thủy nông đã vận hành và xả nước, hiện nay đã hạ được nước trong đồng và đón lượng mưa”.

**Chuẩn bị đối phó với cơn bão số 2, Tỉnh ủy Thái Bình có công điện khẩn yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh tạm dừng ngay các cuộc họp chưa thật cần thiết, các ngành Quân sự, Công an, Biên phòng chủ động triển khai phương án và tổ chức lực lượng sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Tỉnh Thái Bình đã nghiêm cấm tầu thuyền ra khơi từ sáng 17/7.

Sau hơn 2 ngày kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú tránh bão, toàn tỉnh Thái Bình hiện có gần 1.200 phương tiện đang neo đậu tại các bến, trong đó có 26 phương tiện tỉnh ngoài vào trú tránh. Tuy nhiên, đến trưa nay, tại tỉnh Thái Bình vẫn còn 16 phương tiện đang hoạt động trên vùng biển của tỉnh. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã di dời được hơn 1.000 hộ nuôi trồng thủy, hải sản ven biển, trên các chòi canh ngao và khu vực nguy hiểm vào nơi an toàn.

Hiện nay, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với 2 huyện ven biển là Tiền Hải và Thái Thụy tiếp tục kêu gọi hướng dẫn tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển khẩn trương vào nơi trú tránh an toàn; di dời toàn bộ gần 2.000 lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy hải sản ngoài đê, không để bất cứ người nào ngoài đê chính khi bão đổ bộ vào; sơ tán dân tại các khu vực ngập lụt ven biển và dân từ các khu nhà yếu sang nhà kiên cố. Các công việc này phải hoàn thành trước 15h chiều 18/7.

Đến nay, toàn tỉnh Thái Bình đã geo cấy lúa mùa được khoảng 80% diện tích, số diện tích chưa gieo cấy tập trung chủ yếu ở huyện Tiền Hải. Để phòng chống úng ngập cho diện tích lúa, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Bình đã chỉ đạo các Công ty khai thác Thủy lợi tiếp tục bố trí lực lượng bơm tiêu nước và tranh thủ mở cống (đặc biệt là cống Trà Lĩnh và cống Lân) để hạ mực nước trên các trục tiêu của toàn hệ thống.

Theo công điện của Tỉnh ủy Thái Bình thì toàn tỉnh đã tạm dừng ngay các cuộc họp chưa thật cần thiết để tập trung chuẩn bị đối phó với bão số 2 có thể đổ bộ vào và những công việc cấp thiết phải hoàn thành trước 15h chiều nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 2
Thủ tướng yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 2

VOV.VN - Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, tăng cường thông tin để nhân dân biết chủ động phòng chống bão.

Thủ tướng yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 2

Thủ tướng yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 2

VOV.VN - Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, tăng cường thông tin để nhân dân biết chủ động phòng chống bão.

22 chuyến bay của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng vì bão số 2
22 chuyến bay của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng vì bão số 2

Tổng cộng có 22 chuyến bay của Vietnam Airlines buộc phải lùi thời gian khởi hành từ 35 phút đến 1 tiếng 35 phút so với kế hoạch.

22 chuyến bay của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng vì bão số 2

22 chuyến bay của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng vì bão số 2

Tổng cộng có 22 chuyến bay của Vietnam Airlines buộc phải lùi thời gian khởi hành từ 35 phút đến 1 tiếng 35 phút so với kế hoạch.

Bộ Quốc phòng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão số 2
Bộ Quốc phòng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão số 2

VOV.VN -Quân khu 3, Bộ đội Biên phòng, Hải quân huy động hơn 100.000 cán bộ, chiến sĩ và gần 3000 phương tiện các loại sẵn sàng ứng phó với bão số 2.

Bộ Quốc phòng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão số 2

Bộ Quốc phòng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão số 2

VOV.VN -Quân khu 3, Bộ đội Biên phòng, Hải quân huy động hơn 100.000 cán bộ, chiến sĩ và gần 3000 phương tiện các loại sẵn sàng ứng phó với bão số 2.

Công điện yêu cầu sẵn sàng phương án phòng chống bão số 2
Công điện yêu cầu sẵn sàng phương án phòng chống bão số 2

VOV.VN - Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; triển khai công tác phòng, chống lũ, kiểm tra, rà soát, cảnh báo đến các khu dân cư

Công điện yêu cầu sẵn sàng phương án phòng chống bão số 2

Công điện yêu cầu sẵn sàng phương án phòng chống bão số 2

VOV.VN - Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; triển khai công tác phòng, chống lũ, kiểm tra, rà soát, cảnh báo đến các khu dân cư

Tối nay (18/7), vùng tâm bão có khả năng đi vào Bắc Vịnh Bắc Bộ
Tối nay (18/7), vùng tâm bão có khả năng đi vào Bắc Vịnh Bắc Bộ

VOV.VN -Bão số 2 cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 510km về phía Đông Nam. Trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc. 

Tối nay (18/7), vùng tâm bão có khả năng đi vào Bắc Vịnh Bắc Bộ

Tối nay (18/7), vùng tâm bão có khả năng đi vào Bắc Vịnh Bắc Bộ

VOV.VN -Bão số 2 cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 510km về phía Đông Nam. Trong 24 giờ tới bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc. 

Lai Châu, Lào Cai chủ động ứng phó với bão số 2
Lai Châu, Lào Cai chủ động ứng phó với bão số 2

VOV.VN -Các địa phương đang chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, cảnh báo cho dân cư sống vùng trũng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở...

Lai Châu, Lào Cai chủ động ứng phó với bão số 2

Lai Châu, Lào Cai chủ động ứng phó với bão số 2

VOV.VN -Các địa phương đang chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, cảnh báo cho dân cư sống vùng trũng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở...

Philippines khắc phục hậu quả bão Rammasun
Philippines khắc phục hậu quả bão Rammasun

VOV.VN - Tuy nhiên, hàng triệu người sống tại các tỉnh phía Đông Nam Thủ đô Manila vẫn chưa có điện.

Philippines khắc phục hậu quả bão Rammasun

Philippines khắc phục hậu quả bão Rammasun

VOV.VN - Tuy nhiên, hàng triệu người sống tại các tỉnh phía Đông Nam Thủ đô Manila vẫn chưa có điện.

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Không chủ quan trong ứng phó bão số 2
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Không chủ quan trong ứng phó bão số 2

VOV.VN -Quảng Ninh và Hải Phòng là nơi dự báo bão số 2 đổ bộ nên không chỉ kêu gọi tàu cá của ngư dân mà còn cả tàu du lịch cần neo đậu an toàn.

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Không chủ quan trong ứng phó bão số 2

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Không chủ quan trong ứng phó bão số 2

VOV.VN -Quảng Ninh và Hải Phòng là nơi dự báo bão số 2 đổ bộ nên không chỉ kêu gọi tàu cá của ngư dân mà còn cả tàu du lịch cần neo đậu an toàn.