Cách ủ cơm rượu ngon đón Tết Đoan ngọ

VOV.VN - Cơm rượu (rượu nếp cái) là món ăn không thể thiếu trong ngày 5/5 Âm lịch ở nhiều địa phương, bạn đã biết cách ủ cơm rượu ngon đón Tết Đoan ngọ?

Tết Đoan ngọ, còn gọi là Tết Đoan dương hoặc Tết diệt sâu bọ, diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch hằng năm. Ngày lễ này có nhiều món ăn đặc trưng, trong đó cơm rượu là món phổ biến nhất.

Theo quan niệm dân gian, tháng 5 Âm lịch là thời điểm có nhiều dịch bệnh do thời tiết nóng bức, ẩm ướt. Một số món ăn trong đó có cơm rượu giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.  

Cơm rượu, hay rượu nếp cái, là một món ăn có cồn không qua chưng cất, được chế biến từ gạo nếp. Quá trình làm cơm rượu bắt đầu bằng việc nấu gạo nếp chín thành xôi, để nguội và ủ với men. Việc ăn cơm rượu ngày Tết Đoan ngọ được xem là một cách để tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể.

Cách làm cơm rượu cho Tết Đoan ngọ

Nguyên liệu: Gạo nếp 500gr (gạo nếp cẩm hoặc gạo lứt nếp); men cơm rượu 6gr, nước 500ml, muối 1 muỗng cà phê.

Vo sạch gạo nếp, đem ngâm trong khoảng 4 - 6 tiếng trong nước lạnh, sau đó vớt ra rửa sạch lại với nước lạnh. Đổ gạo ra một chiếc rá, để ráo nước rồi đem đi nấu thành cơm nếp.

Trước khi bắt đầu, hãy trộn đều gạo nếp với một nhúm nhỏ muối để cơm thêm đậm đà. Dưới đây là ba cách để nấu cơm nếp chín đều:

- Sử dụng xửng hấp: Đổ nước vào tầng dưới của nồi hấp và đun sôi. Đổ gạo nếp lên tầng trên của xửng hấp, đun khoảng 30 phút cho đến khi cơm chín. Hơi nước sẽ làm cơm chín đều mà không lo bị khô hay nhão.

- Nấu bằng nồi cơm điện: Đổ gạo nếp vào nồi cơm điện, thêm nước lọc vào sao cho mức nước cao hơn mặt gạo khoảng nửa đốt ngón tay, bật nút nấu.

- Nấu bằng nồi thường: Đổ gạo nếp vào nồi, thêm nước lọc, tương tự như khi nấu trong nồi cơm điện. Đặt nồi lên bếp và đun trên lửa củi (hoặc bếp ga/bếp điện). Chú ý mức độ lửa để cơm không bị khê; khi cơm sôi, cần khuấy đều để tránh bị bén nồi.

Sau khi cơm nếp đã chín, bạn giàn đều ra đĩa hoặc khay, đến khi cơm nguội bớt, còn hơi ấm ấm thì mới bắt đầu trộn với men. Nhiệt độ lý tưởng là cơm ấm vừa đủ để kích hoạt men nhưng không quá nóng để không làm chết men.

Chuẩn bị men rượu: Lấy men ra và nghiền nhỏ. Men thường có dạng viên khi mua ở chợ. Sau khi nghiền, bạn lọc bột men qua rây lọc để bột được mịn, việc này giúp men phân tán đều trong cơm, đảm bảo quá trình lên men diễn ra thuận lợi.

Rắc đều bột men lên cơm nếp đã nguội bớt và trộn đều để men tiếp xúc với tất cả hạt cơm. Đặt cơm đã trộn men vào một hũ hoặc hộp kín, ủ ở nhiệt độ phòng khoảng 3-5 ngày. Cần đảm bảo không gian ủ thoáng khí nhưng không để hở quá, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình lên men.

Sau thời gian ủ, bạn kiểm tra cơm rượu. Cơm sẽ có vị ngọt nhẹ, thơm mùi rượu và không còn mùi men. Nếu muốn vị rượu đậm hơn, bạn có thể để ủ thêm 1-2 ngày. 

Khi món cơm rượu cho Tết Đoan ngọ đạt yêu cầu, bạn có thể thưởng thức ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn. Cơm rượu có thể ăn trực tiếp hoặc kết hợp với các món ăn khác.

Cách ủ cơm rượu ngon đón Tết Đoan ngọ không quá khó nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, mọi khâu phải thật chuẩn. 

Chú ý : Cơm rượu càng để lâu vị càng đậm và cay hơn. Vì vậy, nếu không muốn cơm lên men quá nhiều, sau khi đạt được hương vị mong muốn, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và đợi đến ngày Tết Đoan ngọ để thưởng thức.

Bạn có thể dùng nhiều loại gạo nếp khác nhau như nếp trắng thông thường, nếp cẩm... Tuy nhiên, món cơm rượu ngon và đúng với truyền thống nhất là dùng gạo nếp lứt - loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu mà chưa xát bỏ lớp cám gạo, có màu hơi ngà vàng. Gạo lứt không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Men ủ cơm rượu có thể dễ dàng mua tại các quầy hàng thực phẩm khô ở chợ.

Với mâm cỗ đoàn viên trong ngày Tết Đoan ngọ với món cơm rượu nếp truyền thống, bạn hãy tận hưởng những khoảnh khắc quan trọng bên người thân nhé.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là ngày diệt sâu bọ?
Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là ngày diệt sâu bọ?

VOV.VN - Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) từ lâu trở thành ngày Tết truyền thống của người Việt, song vì sao ngày này còn được gọi là ngày diệt sâu bọ thì không phải ai cũng biết.

Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là ngày diệt sâu bọ?

Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là ngày diệt sâu bọ?

VOV.VN - Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) từ lâu trở thành ngày Tết truyền thống của người Việt, song vì sao ngày này còn được gọi là ngày diệt sâu bọ thì không phải ai cũng biết.

Cúng tết Đoan ngọ 2023 giờ nào chuẩn nhất?
Cúng tết Đoan ngọ 2023 giờ nào chuẩn nhất?

VOV.VN - Tết Đoan ngọ, dân gian gọi là ngày diệt sâu bọ, diễn ra vào 5/5 Âm lịch, tuy nhiên nhiều gia đình băn khoăn không biết nên cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào là chuẩn?

Cúng tết Đoan ngọ 2023 giờ nào chuẩn nhất?

Cúng tết Đoan ngọ 2023 giờ nào chuẩn nhất?

VOV.VN - Tết Đoan ngọ, dân gian gọi là ngày diệt sâu bọ, diễn ra vào 5/5 Âm lịch, tuy nhiên nhiều gia đình băn khoăn không biết nên cúng Tết Đoan ngọ vào giờ nào là chuẩn?

Người Hà Nội tất bật đi chợ sớm mua đồ "diệt sâu bọ" trong ngày Tết Đoan Ngọ
Người Hà Nội tất bật đi chợ sớm mua đồ "diệt sâu bọ" trong ngày Tết Đoan Ngọ

VOV.VN - Từ sáng sớm, người dân đã tấp nập đi chợ để sắm sửa cho ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch).

Người Hà Nội tất bật đi chợ sớm mua đồ "diệt sâu bọ" trong ngày Tết Đoan Ngọ

Người Hà Nội tất bật đi chợ sớm mua đồ "diệt sâu bọ" trong ngày Tết Đoan Ngọ

VOV.VN - Từ sáng sớm, người dân đã tấp nập đi chợ để sắm sửa cho ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch).