Cần hình thành đầu mối kinh tế vùng phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Sớm hình thành các đầu mối kinh tế vùng mang tính đột phá, phục vụ chiến lược tổng thể về kinh tế biển.

Hôm nay (22/12) tại tỉnh Phú Yên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Sài Gòn Giải phóng và Tỉnh uỷ Phú Yên tổ chức Hội thảo “Các giải pháp hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển”.

Hội thảo là dịp đánh giá toàn diện về các chính sách, giải pháp hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển, đúc kết những kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới, làm tiền đề thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Đài TNVN phối hợp với Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trao tàu cá cho ngư dân Đinh Văn Giàu ở xã An Hải, huyện Lý Sơn

Đến tháng 10/2013, cả nước có trên 117.000 tàu cá, trong đó hơn 2/3 là tàu công suất nhỏ dưới 90CV. Triển khai các Nghị quyết của Đảng về kinh tế biển và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, từ nhiều nguồn vốn, cả nước đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các đảo lớn như Côn Đảo, Phú Quốc, Lý Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vĩ... từ đó hình thành hệ thống các khu công nghiệp, các cảng biển, cảng cá từ Quảng Ninh cho đến Cà Mau.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, nước ta chỉ tập trung cho các ngành khai thác tài nguyên biển- thủy sản, dầu khí, ngành chế biến chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô…

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng phát triển kinh tế biển không chỉ là vấn đề xóa đói giảm nghèo cho ngư dân và người dân ven biển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn vì mục tiêu bảo đảm an ninh quốc phòng.

Theo đó, cần sớm hình thành các đầu mối kinh tế vùng mang tính đột phá, phục vụ chiến lược tổng thể về kinh tế biển… từ đó giải quyết việc làm cho 850.000 lao động nghề cá trong cả nước.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, hội thảo là dịp để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và địa phương nêu kinh nghiệm nhằm làm tiền đề thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Đó là, nâng cao công tác quản lý nhà nước, vấn đề quy hoạch, sắp xếp lại ngư trường, quy mô phát triển bằng chính sách cụ thể, nhất là đầu tư hạ tầng, hậu cần trên biển, hiện đại hoá đội tàu; quy mô hình sản xuất và mô hình quản lý ngư nghiệp...

Ông Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh: “Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển. Để nhìn lại việc tổ chức thực hiện chủ trương chính sách; đánh giá việc ban hành các giải pháp hỗ trợ ngư dân, chúng ta có dịp lắng  nghe các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện, bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác trên các vùng biển xa, nâng cao đời dống dân cư vùng ven biển và đảo”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên