Những ngày áp Tết khi ngoài đường phố rực rỡ sắc màu, mọi người nhộn nhịp mua sắm Tết chuẩn bị đón một năm mới vui tươi hạnh phúc. Trong mỗi gia đình không khí Tết cũng tràn ngập, các thành viên trong nhà tất bật chuẩn bị gói bánh chưng- món ăn cổ truyền không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên hay mâm cỗ 3 ngày Tết. Ai cũng vui nhưng phấn khởi nhất có lẽ là lũ trẻ nhỏ. Chúng xúm quanh xem ông bà gói bánh và háo hức chờ đợi bên bếp lửa ấm nồng, thơm mùi bánh chưng chín rền…
Đã thành thông lệ, cứ đến ngày 28 Tết, gia đình bác Trần Văn Đỏ, ngõ Đình Đại, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bắt đầu gói bánh chưng ăn Tết. Bác Đỏ cho biết, chưa năm nào đến Tết nhà bác không gói bánh. Gia đình đông con cháu, mua bánh ngoài tốn kém mà chất lượng lại không ngon bằng tự làm. Hơn nữa, gói bánh chưng ngày Tết cổ truyền cũng là để truyền cho con cháu không quên món ăn đặc sắc của dân tộc.
|
Những chiêc bánh được gói vuông thành sắc canh, buộc lạt chữ thập để giữ nguyên hình dạng sau khi luộc |
|
Lạt được tước mỏng từ thân cây giang, sau đó ngâm nước cho mềm. |
|
Để có chiếc bánh vuông vức tám cạnh, ngoài sự khéo léo của người gói thì khâu lựa chọn là cũng rất quan trọng. |
|
Bánh chưng được gói bằng khuôn |
|
Lá dong trải ra, đổ 1 bát ngang gạo rồi lần lượt xếp lớp nhân là đỗ xanh đồ chín, rồi xếp thịt lợn. Cuối cùng trên bề mặt lại phủ một lớp gạo nếp cái hoa vàng trắng muốt |
|
Thịt lợn thái to cỡ 4 ngón tay được ướp nước mắm, hạt tiêu làm nhân bánh |
|
Lũ trẻ nhỏ vui sướng xí phần |
|
Bánh chưng dùng lạt gộp chặt 2 chiếc làm một, trước khi cho vào nồi |
|
Xếp bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo để bánh ngập nước trong quá trình đun và không bị bung ra ngoài. Thông thường phải xếp 1 lớp cuống lá dong để bánh không chạm đáy nồi |
|
Vui thú trông bánh chờ trời sáng |
|
Vớt bánh |
|
Bánh vớt ra ép nhẹ vừa phải cho ráo nước |