Điều gì xảy ra với cơ thể nếu đi bộ 30 phút mỗi ngày?

VOV.VN - Đi bộ là một trong những hình thức vận động nhẹ nhàng, phù hợp với hầu hết mọi người, vậy điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu đi bộ 30 phút mỗi ngày?

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga - Bộ Quốc phòng, việc duy trì thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe, phát triển cơ bắp và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Đi bộ cũng là một trong những hình thức vận động nhẹ nhàng, phù hợp với hầu hết mọi người, kể cả người cao tuổi, mắc bệnh mạn tính hay người không có nhiều thời gian tập luyện.

Khi tập, bạn nên bắt đầu đi bộ với tốc độ vừa phải, sau đó tăng dần tốc độ. Uống nhiều nước trước và sau khi đi bộ để ngăn ngừa mất nước.

Theo khuyến cáo, mỗi người nên tập thể dục với cường độ vừa phải, ít nhất 150 phút mỗi tuần. Những người khỏe mạnh nên đi bộ từ 3 km trở lên mỗi ngày để duy trì sức khỏe. Khi đã làm quen, bạn có thể tăng cường độ tập luyện lên để tăng cường sự dẻo dai. Bạn có thể nghe nhạc, thay đổi cung đường đi bộ hoặc rủ thêm người đi cùng để có thêm động lực, không bị bỏ cuộc giữa chừng.

Trường hợp mắc bệnh mạn tính hoặc có vấn đề sức khỏe thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp, an toàn. Ví dụ như người cao tuổi nên tập luyện nhẹ nhàng ở trong nhà, nơi có mái che hoặc nếu ra ngoài trời cần đội mũ, áo ấm, khăn, găng tay.

Lưu ý, vào mùa đông, bạn nên hạn chế ra ngoài vào sáng sớm và tập luyện trong thời tiết lạnh. Bạn nên khởi động kỹ trước khi tập để làm ấm cơ thể, thư giãn cơ xương khớp để tránh bị chuột rút, chấn thương.

Ai nên hạn chế đi bộ?

Tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ nhưng có một số nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên đi bộ:

- Những người có vấn đề nghiêm trọng về tim mạch, bệnh hô hấp hoặc chấn thương cơ xương khớp có thể cần hạn chế đi bộ để tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Những người mang thai gặp biến chứng hoặc mang thai có nguy cơ cao nên tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi đi bộ kéo dài hoặc vất vả.

- Ngoài ra, những người bị suy giảm khả năng thăng bằng hoặc vận động, chẳng hạn như chóng mặt hoặc viêm khớp nặng, nên thận trọng để tránh té ngã hoặc chấn thương.

Điều cần thiết đối với những người có vấn đề về sức khỏe là phải tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu hoặc sửa đổi bất kỳ thói quen tập thể dục nào, bao gồm cả đi bộ.

Làm gì để tránh tình trạng ngưng tim khi chạy bộ?

VOV.VN - Theo ThS.Bs Đoàn Dư Mạnh, Hội Bệnh mạch máu Việt Nam để tránh tình trạng ngưng tim khi chạy bộ, mỗi VĐV tham gia chạy cần tầm soát sức khỏe tim mạch. Ban tổ chức các cuộc thi chạy cũng cần bắt buộc người tham gia tầm soát sức khỏe tim mạch.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

5 lời khuyên giúp duy trì thói quen đi bộ
5 lời khuyên giúp duy trì thói quen đi bộ

VOV.VN - Chuyên gia khuyến nghị đi bộ mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện tinh thần, giảm lo âu, tăng cơ hội sống lâu hơn.

5 lời khuyên giúp duy trì thói quen đi bộ

5 lời khuyên giúp duy trì thói quen đi bộ

VOV.VN - Chuyên gia khuyến nghị đi bộ mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện tinh thần, giảm lo âu, tăng cơ hội sống lâu hơn.

Những người nên hạn chế đi bộ để tránh điều đáng tiếc
Những người nên hạn chế đi bộ để tránh điều đáng tiếc

VOV.VN - Đi bộ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế hoạt động này.

Những người nên hạn chế đi bộ để tránh điều đáng tiếc

Những người nên hạn chế đi bộ để tránh điều đáng tiếc

VOV.VN - Đi bộ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế hoạt động này.