Gia tăng bệnh nhân nhập viện vì ăn tiết canh

(VOV)-Chỉ trong vòng 2 tuần trước và sau tết, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận tới 16 bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Số bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn vào điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang gia tăng. Chỉ trong 2 tuần trước và sau tết bệnh viện đã tiếp nhận 16 bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, trong số đó đã có hai bệnh nhân tử vong.

Tại khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân Nguyễn Văn Kiên, ở Nam Định đang điều trị do nhiễm liên cầu khuẩn lợn với biểu hiện nhiễm trùng huyết, xuất hiện ban hoại tử trên da và bị viêm màng não mủ.

Người nhà bệnh nhân Kiên cho biết, anh Kiên làm nghề buôn bán lợn và cũng thường xuyên ăn tiết canh. Hàng ngày thường bắt lợn ở nhà dân về mổ và đưa ra chợ bán. Trước ngày phát bệnh, anh Kiên đã mua 1 con lợn của nhà người quen, ăn tiết canh và ngay sau khi ăn một ngày đã mắc bệnh.

“Lúc đầu anh đau đầu xong lại sốt rét, sốt nóng. Thấy anh đau quá nên gia đình đưa vào viện khám. Lúc đầu khám bệnh viện nói không sao và tiêm 1 mũi cho về nhà và cảm thấy bình thường. Tuy nhiên, đến 5h sáng hôm sau lai đau đầu, sốt nóng, sốt rét. Gia đình cho đi viện và được kết luận là viêm màng não”- người nhà bệnh nhân Kiên nói.

Chỉ trong vòng 2 tuần trước và sau tết vừa qua, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận tới 16 bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, 2 bệnh nhân đã tử vong. Bộ Y tế cho biết, cả năm 2012, toàn quốc có 34 trường hợp mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, với 2 ca tử vong. Vì vậy, tỉ lệ bệnh nhân bị tử vong do bệnh liên cầu lợn trong hai tuần qua là con số rất đáng quan tâm.

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, hai trường hợp tử vong trên là nam giới, ở huyện Ý Yên và huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Cả hai người này đã nhiều lần ăn tiết canh và có tiền sử nghiện rượu. Sau khi mắc, hai ca bệnh diễn biến rất nhanh và nặng. Có một ca từ lúc bị sốt đến khi tử vong chỉ trong vòng 24 giờ. Khi bị căn bệnh này, hầu hết bệnh nhân có biểu hiện ban đầu là sốt cao, sau đó tri giác lơ mơ, hôn mê, bệnh nhân sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da.

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp cho biết: “Bệnh nhân vào viện có 2 thể bệnh chính, thể nhiễm khuẩn huyết, thường thể này nhiễm bệnh rất nặng và bệnh nhân vào viện trong tình rất trầm trọng, sốc nhiễm khuẩn, có ban hoại tử khắp người. Thể bệnh thứ hai là bệnh viêm màng não mủ, các bệnh nhân này vào viện tùy từng mức độ bệnh nhân, có những bệnh nhân nặng vào viện trong tình trạng hôn mê hoàn toàn, một số bệnh nhân nhẹ hơn là có dấu hiệu màng não. Việc điều trị với những thể bệnh nặng rất tốn kém, ví dụ lọc máu một ngày khoảng 10 triệu, kháng sinh liều cao, những bệnh nhân đa phủ tạng phải điều trị hỗ trợ với nhiều phủ tạng cho nên thuốc điều trị rất tốn”.

Ngoài gây bệnh lý nguy kịch tính mạng, bệnh liên cầu khuẩn lợn cũng để lại nhiều di chứng. Đến 40% bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn có biểu hiện giảm khả năng nghe, thậm chí có người bị điếc vĩnh viễn. Những người đã từng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn hoàn toàn có thể mắc lại lần sau. Vì căn bệnh này giống như nhiễm trùng liên cầu bình thường, không để lại miễn dịch lâu dài cho cơ thể. 

Để phòng bệnh, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo người dân không nên giết mổ lợn ốm, chết, không xử lý sản phẩm sống từ lợn bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Người giết mổ động vật phải rửa tay sạch sau khi chế biến. Đáng lưu ý, người dân không nên ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

14 trường hợp nhiễm liên cầu lợn trong nửa tháng
14 trường hợp nhiễm liên cầu lợn trong nửa tháng

Để phòng chống nhiễm liên cầu lợn, người dân cần tuyệt đối không ăn tiết canh; thực hiện phương châm ăn chín, uống sôi…  

14 trường hợp nhiễm liên cầu lợn trong nửa tháng

14 trường hợp nhiễm liên cầu lợn trong nửa tháng

Để phòng chống nhiễm liên cầu lợn, người dân cần tuyệt đối không ăn tiết canh; thực hiện phương châm ăn chín, uống sôi…  

Hà Nội: 1 người tử vong do nhiễm liên cầu lợn
Hà Nội: 1 người tử vong do nhiễm liên cầu lợn

(VOV) -Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, vừa qua, trên địa bàn TP Hà Nội đã có một trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Hà Nội: 1 người tử vong do nhiễm liên cầu lợn

Hà Nội: 1 người tử vong do nhiễm liên cầu lợn

(VOV) -Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, vừa qua, trên địa bàn TP Hà Nội đã có một trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Tử vong nghi nhiễm liên cầu lợn
Tử vong nghi nhiễm liên cầu lợn
Nguy cơ từ liên cầu lợn
Nguy cơ từ liên cầu lợn

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận 37 ca. Đặc biệt, trong tháng 8, khi dịch lợn tai xanh bùng phát, số ca mắc điều trị tại bệnh viện đã tăng lên 6 ca và nửa đầu tháng 9 đã có 3 ca bệnh.

Nguy cơ từ liên cầu lợn

Nguy cơ từ liên cầu lợn

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận 37 ca. Đặc biệt, trong tháng 8, khi dịch lợn tai xanh bùng phát, số ca mắc điều trị tại bệnh viện đã tăng lên 6 ca và nửa đầu tháng 9 đã có 3 ca bệnh.

14 bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn trong tháng 5
14 bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn trong tháng 5

Số tử vong xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân có ăn thịt lợn tái, tiết canh và giết mổ lợn.  

14 bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn trong tháng 5

14 bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn trong tháng 5

Số tử vong xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân có ăn thịt lợn tái, tiết canh và giết mổ lợn.  

Bốn người tử vong do nhiễm liên cầu lợn
Bốn người tử vong do nhiễm liên cầu lợn

Các bệnh nhân này đều trực tiếp tham gia giết mổ và sử dụng các sản phẩm tiết canh, lòng lợn, nem trạo chế biến từ thịt lợn chưa chín.

Bốn người tử vong do nhiễm liên cầu lợn

Bốn người tử vong do nhiễm liên cầu lợn

Các bệnh nhân này đều trực tiếp tham gia giết mổ và sử dụng các sản phẩm tiết canh, lòng lợn, nem trạo chế biến từ thịt lợn chưa chín.