Hà Lan - Việt Nam hợp tác phát triển ĐBSCL

(VOV)-Hà Lan đang là đối tác tích cực của Việt Nam về quản lý nguồn nước, đối phó với biến đổi khí hậu.

Chiều 24/4, tại Hà Nội, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Hà Lan và trường Đại học Thủy lợi phối hợp tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hà Lan (9/4/1973 - 9/4/2013).

Cũng nhân dịp này, hai bên cũng tổ chức Hội thảo về: “Quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, một trong những dự án trọng điểm của “Hiệp định về quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý nước” mà chính phủ Việt Nam và Hà Lan ký năm 2010.

Phát biểu tại Lễ mít tinh, ông Cao Xuân Học, Chủ tịch Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Hà Lan nêu rõ, hai nước đều là những quốc gia đồng bằng ngập nước và phải đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu do nước biển dâng và mưa bão. Hai nước đều có vị trí địa lý nằm trên tuyến giao thông chiến lược, là “cửa ngõ” của mỗi khu vực liên quan, là quốc gia biển và có nền kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở cùng chia sẻ những nét tương đồng và tận dụng thế mạnh của nhau, Việt Nam và Hà Lan có những điều kiện thuận lợi lớn để đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, hướng tới một sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi.

Về phần mình, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Joop Cheffers vui mừng vì kết quả hợp tác giữa Hà Lan và Việt Nam trong thời gian qua. Đại sứ tin tưởng rằng, những dự án trọng điểm như: “Quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long” sẽ góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác song phương với Việt Nam.

Tại Hội thảo: “Quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra trước đó, các chuyên gia Hà Lan và Việt Nam đã lắng nghe “đánh giá diễn biến lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 và 2011” của Viện khoa học Thủy lợi miền Nam và thảo luận về dự án song phương “Quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Điểm nổi bật của dự án này là tầm nhìn chiến lược dài hạn 100 năm cho Đồng bằng sông Cửu Long với 4 kịch bản phát triển bền vững, gồm an ninh lương thực, nông nghiệp hàng hóa, phát triển đa dạng và tạo hành lang kinh tế vớiTP HCM. Đây cũng là một bản quy hoạch tổng thể cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, môi trường … với sự gắn kết là mục tiêu phát triển bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Các chuyên gia Việt Nam và Hà Lan đều đánh giá cao kế hoạch này song cho rằng, cần phải có những điều chỉnh để vừa thể hiện được tầm nhìn cũng như tiềm năng phát triển trong 100 năm sau, vừa đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và phát huy được những gì đang có.

Cố vấn trưởng dự án Martijin van de Groep cho biết, dự án này mới chỉ là một bản đề xuất và chính phủ Việt Nam sẽ xem xét chỉnh sửa phù hợp với các mục tiêu phát triển ngắn hạn hơn.

Là một nước có kinh nghiệm dày dặn về quản lý nguồn nước, đối phó với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp, Hà Lan đang tiếp tục là đối tác tích cực và quan trọng của Việt Nam trên những lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hợp tác về giáo dục, kinh tế và thương mại giữa 2 nước cũng đạt nhiều thành tựu nổi bật, cụ thể kim nghạch thương mại 2 chiều năm ngoái lên tới 3,2 tỷ USD, trong đó thặng dư thương mại của Việt Nam sang Hà Lan lên đến 1,8 tỷ USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh
ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh

(VOV) -Đây là chủ đề diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL năm 2013 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 21 – 25/11/2013.

ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh

ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh

(VOV) -Đây là chủ đề diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL năm 2013 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 21 – 25/11/2013.

Thêm 156 triệu USD cải thiện giao thông ở ĐBSCL
Thêm 156 triệu USD cải thiện giao thông ở ĐBSCL

(VOV) -Dự án hoàn thành cuối năm 2015, sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển sà lan gạo từ Rạch Giá đến TP HCM còn 5 giờ.

Thêm 156 triệu USD cải thiện giao thông ở ĐBSCL

Thêm 156 triệu USD cải thiện giao thông ở ĐBSCL

(VOV) -Dự án hoàn thành cuối năm 2015, sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển sà lan gạo từ Rạch Giá đến TP HCM còn 5 giờ.

ĐBSCL nâng công suất các kho lương thực lên gần 4 triệu tấn
ĐBSCL nâng công suất các kho lương thực lên gần 4 triệu tấn

(VOV) -Hệ thống kho được xây dựng tại 52 địa điểm thuộc 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và TP HCM.

ĐBSCL nâng công suất các kho lương thực lên gần 4 triệu tấn

ĐBSCL nâng công suất các kho lương thực lên gần 4 triệu tấn

(VOV) -Hệ thống kho được xây dựng tại 52 địa điểm thuộc 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và TP HCM.