Hiểm họa từ đường ngang dân sinh qua đường sắt ở miền Trung

VOV.VN - Quảng Nam có tới 80 đường ngang dân sinh bất hợp  pháp do người dân tự ý mở, trong đó có tới 14 đường ngang xe ô tô cơ giới.

Vụ tai nạn giao thông đường sắt vào ngày 10/3 tại đường ngang có thiết bị cảnh báo tự động trên đường sắt Bắc - Nam đoạn qua huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị khiến lái tàu chết tại chỗ và ba người khác bị thương, đường sắt đứt mạch suốt 24 giờ đồng hồ. Hàng chục chuyến tàu bị chậm chuyến, hủy chuyến, lịch trình của hàng vạn người bị đảo lộn. Vụ tai nạn thương tâm này gióng lên hồi chuông báo động về hiểm họa tại các đường ngang giao cắt đường sắt, nhất là đường ngang dân sinh.

Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng cắt băng khánh thành cầu vượt đường sắt qua đường ngang dân sinh tại thành phố Đà Nẵng (năm 2014)

Tuyến đường sắt Bắc- Nam qua địa phận tỉnh Bình Định dài gần 140 km, đi qua 31 xã của 5 huyện và thành phố Quy Nhơn. Lâu nay, tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt diễn ra khá phổ biến. Tại một số địa phương, tình trạng người dân cơi nới công trình phụ hoặc xây dựng trái phép trên hành lang an toàn đường sắt vẫn chưa được khắc phục.

Công ty Quản lý Đường sắt Nghĩa Bình đã phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương tiến hành cải tạo, nâng cấp,  các tuyến đường ngang hợp pháp theo quy chuẩn an toàn giao thông.

Ông Nguyễn Thái Linh, Giám đốc Công ty Quản lý đường sắt Nghĩa Bình cho biết, hiện vẫn còn hàng chục đường ngang dân sinh bất hợp pháp do người dân tự mở: “Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông vẫn còn, hiện cả 2 tỉnh vẫn còn khoảng 65, 66 cái đường dân sinh”.

Trong khi đó, tình trạng người tham gia giao thông cố tình băng qua đường sắt khi đã có tín hiệu báo tàu đến, thanh thiếu niên chăn bò, ngồi chơi trên đường sắt vẫn diễn ra, ẩn chứa nhiều hiểm hoạ. Ông Nguyễn Đình Chương, người dân thôn Đại Mỹ, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước cho biết: “Mấy đứa nhỏ không biết, nó nhỏ, có những hành vi gây bất an cho đường sắt, ví dụ như chúng ngồi trên đường sắt thì mình phải đuổi các cháu đi để đảm bảo an toàn”.

Tỉnh Quảng Nam có tới 80 đường ngang dân sinh bất hợp  pháp do người dân tự ý mở, trong đó có tới 14 đường ngang xe ô tô cơ giới thường xuyên qua lại, dễ xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ngoài ra, trong số 61 đường ngang dân sinh do ngành đường sắt quản lý  chỉ có 25 đường ngang cảnh báo bằng rào chắn, số còn lại chỉ cảnh báo bằng biển báo hoặc đèn tín hiệu.  

Ông Trương Khuê, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Nam cho rằng, đây là nguy cơ tiềm ẩn  tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh: “Năm 2015 này, Ban An toàn giao thông đã cùng với đơn vị quản lý đường sắt khảo sát lại, điều tra lại đã khảo sát lại các đường ngang trên địa bàn tỉnh để đề xuất giải pháp. Trước mắt là các vi phạm về đường ngang thì phải nhanh chóng cấm ô tô mô tô qua lại tại một số đường ngang bất hợp pháp mà người dân tự ý mở trong số 80 đường ngang bất hợp pháp ấy, nâng mức cảnh báo tại một số đường ngang nguy cơ cao bằng cảnh báo rào chắn”.

Theo đại diện Tổng Công ty đường sắt Việt Nam tại miền Trung, đường sắt Bắc Nam từ Quảng Bình đến Khánh Hòa tồn tại hàng ngàn đường ngang dân sinh bất hợp pháp, tiềm ấn nguy cơ tai nạn giao thông. Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã phải thành lập Trung tâm cứu nạn cứu hộ đường sắt khu vực II để chuyên thực hiện nhiệm vụ an toàn giao thông đường sắt, cứu nạn cứu hộ tai nạn đường sắt trong khu vực.

Theo ông Trần Duy Luân, trưởng đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tại miền Trung, thời gian tới, ngành đường sắt sẽ rà soát lại toàn bộ các đường ngang dân sinh, đề xuất những biện pháp tốt hơn, đảm bảo an toàn giao thông đường sắt: “Nguy hiểm nhất là đường ngang do dân mở ra, đồng thời nữa là trách nhiệm của các tài xế ô tô rất là lớn. Ngành đường sắt đã đề nghị các cấp các ngành thống kê đường ngang dân sinh, đường ngang tự mở. Dùng các biện pháp kiên quyết để làm, nhưng hầu như riêng ngành đường sắt thôi cũng chưa làm được. Nhất là khu vực miền Trung rất nhiều chỗ giao cắt rất nguy hiểm. Đầu tư thêm thiết bị cảnh giới đường ngang đồng thời thực hiện phong trào. Làm sao cho người dân và tài xế chấp hành tốt quy trình, quy tắc”.

Ngành đường sắt cũng phối hợp với chính quyền các địa phương rà soát nhà cửa, lều quán của người dân vi phạm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt, kiên quyết tháo dỡ những trường hợp vi phạm, hạn chế nguy cơ gây tai nạn giao thông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phụ lái tàu SE5 bàng hoàng kể về vụ tai nạn đường sắt
Phụ lái tàu SE5 bàng hoàng kể về vụ tai nạn đường sắt

VOV.VN -Đến bây giờ anh Hải chưa hết bàng hoàng vì vụ tai nạn xảy ra quá nhanh. Tai nạn khiến trưởng tàu tử vong, kẹt cứng trong cabin.

Phụ lái tàu SE5 bàng hoàng kể về vụ tai nạn đường sắt

Phụ lái tàu SE5 bàng hoàng kể về vụ tai nạn đường sắt

VOV.VN -Đến bây giờ anh Hải chưa hết bàng hoàng vì vụ tai nạn xảy ra quá nhanh. Tai nạn khiến trưởng tàu tử vong, kẹt cứng trong cabin.

Tàu SE8 suýt đâm vào ô tô tải
Tàu SE8 suýt đâm vào ô tô tải

VOV.VN -Một xe ô tô tải chết máy nằm ngang trên đường sắt, đã được nhân viên gác chắn kịp thời báo cho tàu SE8.

Tàu SE8 suýt đâm vào ô tô tải

Tàu SE8 suýt đâm vào ô tô tải

VOV.VN -Một xe ô tô tải chết máy nằm ngang trên đường sắt, đã được nhân viên gác chắn kịp thời báo cho tàu SE8.

Tai nạn tàu SE5 làm nhiều chuyến tàu khác bị chậm
Tai nạn tàu SE5 làm nhiều chuyến tàu khác bị chậm

Các đoàn tàu lưu thông qua hiện trường vụ tai nạn vẫn phải giảm tốc độ xuống 15 km/h. Vì thế, các chuyến tàu về ga có thể chậm khoảng 30 phút.

Tai nạn tàu SE5 làm nhiều chuyến tàu khác bị chậm

Tai nạn tàu SE5 làm nhiều chuyến tàu khác bị chậm

Các đoàn tàu lưu thông qua hiện trường vụ tai nạn vẫn phải giảm tốc độ xuống 15 km/h. Vì thế, các chuyến tàu về ga có thể chậm khoảng 30 phút.