Học tập suốt đời làm giàu cho cuộc sống
“Học tập suốt đời-Chìa khoá của mọi thành công” là thông điệp của Tuần hưởng ứng học tập suốt đời lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam.
Ông Đinh Văn Loan, trú tại phòng 303 nhà B3 tập thể Trung Tự, Đống Đa (Hà Nội) năm nay đã ngót nghét 90 tuổi, song hàng ngày ông không cho phép mình lơ là việc học. Sinh năm 1925, tham gia cách mạng với vốn kiến thức lớp 3, chỉ biết đọc, biết viết, đến khi nghỉ hưu trên cương vị Phó Chủ nhiệm trị sự Nhà Xuất bản Lao Động, cuộc đời ông là chuỗi thời gian học tập không ngừng nghỉ.
Ông Đinh Văn Loan |
Về hưu, ông tham gia câu lạc bộ cảm xạ và năng lượng sinh học, thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đống Đa. Tại đây, ông có dịp nâng cao hiểu biết về nhiều mặt; tham gia phổ biến kiến thức, hướng dẫn các thành viên khác trong câu lạc bộ đề tài “Đi bộ kết hợp với thiền”. Thế nên, dù ở tuổi “lên chức cụ”, song ông Loan vẫn minh mẫn, đi lại nhanh nhẹn và giọng nói vẫn sang sảng. Hàng ngày, ông đều dành thời gian nghe đài, xem TV, đọc sách báo để không bỏ lỡ những thông tin “nóng hổi” nhất. Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, thông tin không được cập nhật kịp thời.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc học. Trong tư tưởng của Người về giáo dục, tự học và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng và xuyên suốt. Ngày 21/7/1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Người cũng khẳng định: “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về học tập suốt đời. Người đã từng vừa tự học, vừa lao động để kiếm sống, biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không qua một trường đào tạo chính quy nào. Chính từ sự học đó mà Bác đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đến bến bờ vinh quang.
V.I Lenin từng nói: "Không có sách thì không có tri thức" |
Tại Lễ phát động Tuần lễ học tập suốt đời ngày 2/10, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng nhấn mạnh, trong quá trình đổi mới đất nước, với điều kiện khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thì tri thức có vai trò vô cùng quan trọng. Thế nên, Đảng ta đã đưa ra “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hang đầu”. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, giáo dục và đào tạo vừa là quyền cơ bản của con người, vừa là chìa khoá của phát triển bền vững, hoà bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế - xã hội.
** Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam: “Học tập để đất nước kiêu hãnh trên trường quốc tế”.
Bà Katherine Muller-Marin |
Bà đã đỗ đầu cuộc thi Hội ở khoa thi năm Giáp Ngọ. Mặc dù, thân phận của bà – là nữ - về sau bị phát hiện, nhưng Chúa Trịnh vẫn mời bà vào cung để dạy cho con em ở Hoàng gia Thăng Long và sau đó dựng tượng bà, để tỏ lòng ghi nhận những đóng góp lớn lao của bà.
Câu chuyện này cho thấy động lực to lớn của người Việt Nam đối với việc học hành và làm việc chăm chỉ, khắc phục hoàn cảnh khó khăn để theo đuổi cơ hội học tập. Biết trọng dụng và ghi nhận những công lao của người có học chính là yếu tố đưa đất nước trở nên độc lập, tự cường và thịnh vượng.
Học tập không chỉ là niềm vui mà còn là phương tiện để mọi người theo kịp bạn bè, cũng như để đất nước có thể kiêu hãnh trên trường quốc tế.
Viện Học tập suốt đời của UNESCO đã khởi xướng việc tôn vinh Tuần lễ học tập suốt đời. Tôi vui mừng khi Việt Nam tổ chức sự kiện tôn vinh học tập suốt đời đầu tiên vào năm nay.
** TS Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty sách Thái Hà: “Tài sản vô giá là tri thức”.
TS Nguyễn Mạnh Hùng |
Nếu ta có khối tài sản khổng lồ nào đó, nhưng có thể sau một đêm chúng ta ta đã mất trắng do rủi do. Nhưng một loại tài sản suy nhất trên thế gian này cho mà không bị mất đi – đó là trí tuệ, khối óc. Học tập là con đường duy nhất đem đến cho ta trí thức, mà trí thức thì có thể “bán” đi để phục vụ chính cuộc sống chúng ta. Khi có trí tuệ và khối óc, ta có thể kiếm tiền một cách dễ dàng, như thời đại công nghệ thông tin hiện nay, có thể ngồi một chỗ mà vẫn kiếm được tiền.
Kiến thức là tài sản vô giá và không ai có thể lấy đi của ta được. Nếu một người tuy không có nhiều tiền, nhưng có nền tảng tri thức và họ dạy, chia sẻ cho người khác thì đó chính là tài sản vô giá.
Học để làm gì? Đầu tiên là làm giàu tri thức mỗi người; sau đó, học để áp dụng trí thức vào cuộc sống; học để tồn tại, để biết mình “đang là ai”, “đang ở đâu” và “như thế nào”; học để khẳng định được mình; học để con người “biết” sống cùng nhau trong một cộng đồng, xã hội; học để luyện trí nhớ…/.
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với thông điệp “Học tập suốt đời-Chìa khoá của mọi thành công” lần đầu tiên diễn ra từ ngày 2 - 8/10 tại Hà Nội. Tuần lễ với nhiều sự kiện, hoạt động tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. |