Khả năng chống động đất, sóng thần của Việt Nam

Từ trận động đất lịch sử tại Nhật Bản, Việt Nam đang bàn tới việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Bình Thuận và liên quan đến vấn đề chống động đất.

Trong 3 ngày từ 26-28/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục An toàn và Bức xạ hạt nhân và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) tổ chức Hội thảo Quốc tế về "Các vấn đề liên quan đến động đất và sóng thần trong việc phê duyệt địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận" với sự tham dự của hàng trăm nhà khoa học, nhà quản lý, nhà tư vấn trong nước và quốc tế đến từ Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Armenia, cùng các chuyên gia IAEA.

Hội thảo lần này được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các nhà khoa học, các nhà tư vấn có điều kiện trao đổi các ý kiến góp ý cho việc đưa ra một giải pháp tối ưu nhất, an toàn nhất trong việc phê duyệt địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tại Việt Nam.

Đặc biệt sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản đã có nhiều ý kiến quan trọng được nêu ra tại hội thảo để giúp cho các nhà quản lý có thêm lựa chọn phương án xây dựng tối ưu nhất, đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của Nhà máy điện hạt nhân.

Nhiều tham luận tại hội thảo đã nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các đại biểu tham dự như: Nghiên cứu về động đất, sóng thần ở Việt Nam và khả năng xảy ra động đất, sóng thần ở Ninh Thuận; phương pháp, thiết bị và phạm vi khảo sát, nghiên cứu địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; thiết kế chống động đất, sóng thần và chi phí tăng thêm đối với xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tại địa điểm có động đất cực đại theo tính toán (MCE) cường độ cao…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên