Không kỳ thị với người mắc COVID-19

VOV.VN - Thời gian qua, tình trạng trốn khai báo y tế, khai báo không trung thực hoặc chủ quan, lơ là với dịch bệnh COVID-19 vẫn thường xuyên xảy ra, nhiều hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người khác đã bị xử lý theo quy định.

Việc không khai báo y tế, khai báo không trung thực hoặc trốn cách ly,… là những hành vi hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống dịch. Nguyên nhân của hành vi này là do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin hoặc chủ quan, lơ là khi có biểu hiện bệnh hoặc sợ bị kỳ thị của người thân, bạn bè và xã hội nếu không may mình bị mắc COVID-19.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo, sự kỳ thị có thể gây ra những hậu quả như: khiến nhiều người muốn che giấu bệnh để không bị kỳ thị; ngăn cản mọi người không sớm tìm đến các cơ sở y tế chữa trị và không khuyến khích được họ thực hiện những hành vi lành mạnh bảo vệ bản thân và người khác. Tất cả những rào cản đó có nguy cơ gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng hơn.

Việc kỳ thị người mắc COVID-19 tuy chưa phổ biến nhưng đã xuất hiện thời gian qua, do đó, cần phải có biện pháp ngăn chặn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tâm lý không chỉ đối với người đã bị nhiễm bệnh mà còn đối với người có nguy cơ nhiệm bệnh. Những người có hành vi kỳ thị là do việc thiếu kiến thức về cách lây lan của dịch bệnh, nhu cầu đổ lỗi cho một ai đó do nỗi sợ hãi về căn bệnh này. Sự kỳ thị cũng có thể khiến nhiều người có thể giấu các triệu chứng hoặc giấu bệnh và không tìm đến các biện pháp chăm sóc y tế. Vì vậy, sự kỳ thị có thể khiến việc kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19 sẽ khó khăn hơn.

Hình thức kỳ thị có thể bằng lời nói, cử chỉ, hành động đổ lỗi không chỉ đối với người mắc COVID-19 mà còn đối với người thân của họ. Hậu quả của hành vi kỳ thị sẽ làm suy giảm niềm tin, mất đoàn kết và gây khó khăn cho phòng, chống dịch. Không ai mong muốn mình bị mắc COVID-19 nhưng khi đã mắc bệnh thì không nên hoảng loạn, lo sợ mà tuân thủ quy trình phòng, chống dịch của cơ quan y tế và tuân thủ pháp đồ điều trị để chiến thắng với dịch bệnh. Những người từng tiếp xúc với người mắc COVID-19 phải tuân thủ việc cách ly y tế theo quy định, không nên đỗ lỗi, trách móc hay kỳ thị với người mắc COVID-19 mà mình đã từng tiếp xúc. Thay vào đó, hãy dành cho nhau những lời động viên, an ủi và thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết để chiến thắng dịch COVID-19. Mọi hành vi kỳ thị sẽ không có tạo ra những lợi ích mà còn gây ra những khó khăn hơn cho công tác phòng, chống dịch.

Thiết nghĩ, để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần đề ra các biện pháp phòng, chống các hành vi kỳ thị, trong đó, phải quy định cụ thể các chế tài xử lý về hành vi kỳ thị đối với người mắc bệnh COVID-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần linh hoạt áp dụng hình thức dạy học trong mùa dịch Covid-19
Cần linh hoạt áp dụng hình thức dạy học trong mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Sắp tới ngày tựu trường và khai giảng năm học mới, nhiều địa phương rất lo lắng trong việc chuẩn bị năm học mới trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Cần linh hoạt áp dụng hình thức dạy học trong mùa dịch Covid-19

Cần linh hoạt áp dụng hình thức dạy học trong mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Sắp tới ngày tựu trường và khai giảng năm học mới, nhiều địa phương rất lo lắng trong việc chuẩn bị năm học mới trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Đại dịch Covid làm gia tăng bạo lực - “lung lay” hạnh phúc nhiều gia đình?
Đại dịch Covid làm gia tăng bạo lực - “lung lay” hạnh phúc nhiều gia đình?

VOV.VN - Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố cuối năm 2020, cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có 1 người từng bị chồng mình bạo hành thể xác, tinh thần hoặc tình dục.

Đại dịch Covid làm gia tăng bạo lực - “lung lay” hạnh phúc nhiều gia đình?

Đại dịch Covid làm gia tăng bạo lực - “lung lay” hạnh phúc nhiều gia đình?

VOV.VN - Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố cuối năm 2020, cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có 1 người từng bị chồng mình bạo hành thể xác, tinh thần hoặc tình dục.

Đại dịch Covid-19 tác động thế nào đến hành vi tham gia giao thông?
Đại dịch Covid-19 tác động thế nào đến hành vi tham gia giao thông?

VOV.VN - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đại dịch Covid-19 đã tạo ra sự chuyển hướng từ phương tiện giao thông công cộng sang xe cá nhân ở Mỹ.

Đại dịch Covid-19 tác động thế nào đến hành vi tham gia giao thông?

Đại dịch Covid-19 tác động thế nào đến hành vi tham gia giao thông?

VOV.VN - Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đại dịch Covid-19 đã tạo ra sự chuyển hướng từ phương tiện giao thông công cộng sang xe cá nhân ở Mỹ.