Ký sinh trùng trong ốc sên tấn công não người

Việc dùng ốc sên chưa qua nấu chín khiến nhiều người rơi vào nguy kịch, thậm chí tử vong bởi trong ốc sên có loài ký sinh trùng tấn công não người. 

Gây liệt, tử vong

Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới TP HCM hiện đang điều trị cho bệnh nhi L.H.Đ (9 tuổi, trú tại Quận 8, TP HCM) bị viêm màng não do ký sinh trùng ngụ trong ốc sên tấn công. Bệnh nhi này vào viện trong tình trạng sốt cao liên tục, nôn ói, đau đầu dữ dội...

Trước đó, Đ. bắt ốc sên (có người còn gọi là ốc ma) bò gần nhà nướng ăn, sau đó xuất hiện triệu chứng bệnh nói trên. Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhi này nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis - một loại ký sinh trùng ngụ trong ốc sên.

BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, năm nào cũng gặp một số ca bệnh nguy kịch sau ăn ốc sên. Các bác sĩ Khoa Nhiễm Việt - Anh của BV Bệnh nhiệt đới TP HCM không thể nào quên trường hợp tử vong do ký sinh trùng trong ốc sên tấn công não. Đó là trường hợp nữ bệnh nhân T.T.N (47 tuổi, trú tại huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang) tử vong sau 10 ngày nhập viện. Bà T.T.N mắc bệnh đau dạ dày, nghe người quen chỉ cách ăn ốc sên để trị bệnh này. Sau mấy ngày ăn ốc sên, bệnh nhân này bị đau đầu dữ dội, từ từ rơi vào hôn mê và mất cả tri giác. Kết quả xét nghiệm cho thấy bà bị nhiễm ký sinh trùng từ ốc sên.

Ngoài ra, BV Bệnh nhiệt đới còn tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện sau khi nhậu với mồi là ốc sên, trong đó có hai trường hợp bệnh nhân ở tỉnh Tiền Giang và Sóc Trăng bị liệt rất nặng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1, TP.HCM, cũng cho biết bình quân mỗi năm nơi đây tiếp nhận vài chục bệnh nhi bị viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng từ ốc sên.

Sau mấy ngày điều trị, sáng 14/7 bệnh nhi L.H.Đ ra viện, nhưng chiều cùng ngày em phát sốt trở lại nên quay lại BV để điều trị tiếp 

Ký sinh trùng tấn công não

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết có trường hợp trẻ bị viêm màng não do nướng ốc sên ăn, cũng có trường hợp chỉ cầm ốc sên chơi và bị nhiễm ký sinh trùng từ ốc này. “Ốc sên thường bò dưới đất và nhiễm ký sinh trùng. Loại ký sinh trùng này vào con vật thì không sao nhưng khi vào cơ thể người chúng sẽ lên não, tấn công làm tổn thương não. Triệu chứng thường gặp là đau nhức đầu dữ dội, nôn ói, hôn mê. Một số trường hợp sau đợt điều trị để lại di chứng thần kinh, ký sinh trùng có thể gây ra vết sẹo trên não, gây gánh nặng điều trị”, bác sĩ Khanh nói. 

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú, Phó khoa Nhiễm Việt - Anh BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết thông thường bệnh nhân viêm màng não (do tăng bạch cầu ái toan) nhập viện với 2 nguyên nhân chủ yếu là ăn ốc sên để chữa bệnh và dùng ốc sên làm thực phẩm (thường là làm mồi nhậu).

Nói về tác dụng chữa bệnh của ốc sên, bác sĩ Phú cho rằng: “Theo tôi được biết, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ có khả năng điều trị bệnh của ốc sên. Ở Nhật đã có dùng ốc sên nhưng người ta chỉ lấy chất nhờn để điều trị da mặt. Điều đặc biệt  là loài ốc sên này được nuôi và chăm sóc rất vệ sinh không giống như loài ốc sên ở nước ta có thể bắt ở bất cứ đâu”.

Còn theo lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y Việt Nam) “Trong y học cổ truyền, ốc sên được dùng làm vị thuốc chữa một số bệnh. Tuy nhiên, cần phải qua chế biến đúng cách, nấu chín”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Quảng Ngãi ngừng tiêm vaccine viêm gan siêu vi B cho trẻ
Quảng Ngãi ngừng tiêm vaccine viêm gan siêu vi B cho trẻ

VOV.VN -Từ đầu giờ sáng 22/7, Quảng Ngãi đã được chỉ đạo tạm ngừng việc tiêm phòng vaccine viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh

 Quảng Ngãi ngừng tiêm vaccine viêm gan siêu vi B cho trẻ

Quảng Ngãi ngừng tiêm vaccine viêm gan siêu vi B cho trẻ

VOV.VN -Từ đầu giờ sáng 22/7, Quảng Ngãi đã được chỉ đạo tạm ngừng việc tiêm phòng vaccine viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh

Siêu vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện tại Australia
Siêu vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện tại Australia

Sau một số nước ở Nam Á và Vương quốc Anh, Australia đã trở thành "điểm dừng chân" tiếp theo của "siêu vi khuẩn" có khả năng kháng phần lớn các loại thuốc kháng sinh hiện hành.

Siêu vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện tại Australia

Siêu vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện tại Australia

Sau một số nước ở Nam Á và Vương quốc Anh, Australia đã trở thành "điểm dừng chân" tiếp theo của "siêu vi khuẩn" có khả năng kháng phần lớn các loại thuốc kháng sinh hiện hành.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

VOV.VN -Bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

VOV.VN -Bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.

TPHCM: Nhiều bệnh nhi nhập viện vì viêm màng não
TPHCM: Nhiều bệnh nhi nhập viện vì viêm màng não

VOV.VN - Nhiều bệnh nhi tuy đã chích ngừa vaccine đầy đủ và không có triệu chứng viêm họng nhưng vẫn bị viêm màng não.

TPHCM: Nhiều bệnh nhi nhập viện vì viêm màng não

TPHCM: Nhiều bệnh nhi nhập viện vì viêm màng não

VOV.VN - Nhiều bệnh nhi tuy đã chích ngừa vaccine đầy đủ và không có triệu chứng viêm họng nhưng vẫn bị viêm màng não.

Siêu vi khuẩn NDM-1 đang lan tràn trên toàn cầu
Siêu vi khuẩn NDM-1 đang lan tràn trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã coi việc "kiểm soát tính kháng thuốc của thuốc chống vi khuẩn" là chủ để của Ngày Y tế thế giới năm 2011.

Siêu vi khuẩn NDM-1 đang lan tràn trên toàn cầu

Siêu vi khuẩn NDM-1 đang lan tràn trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã coi việc "kiểm soát tính kháng thuốc của thuốc chống vi khuẩn" là chủ để của Ngày Y tế thế giới năm 2011.

Cả nước đã có 5 trường hợp tử vong do viêm não virus
Cả nước đã có 5 trường hợp tử vong do viêm não virus

VOV.VN -Hiện cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố. Các trường hợp mắc có tính chất rải rác, không có ổ dịch tập trung.

Cả nước đã có 5 trường hợp tử vong do viêm não virus

Cả nước đã có 5 trường hợp tử vong do viêm não virus

VOV.VN -Hiện cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố. Các trường hợp mắc có tính chất rải rác, không có ổ dịch tập trung.