Người trẻ cần tự tạo "kháng thể" tinh thần bằng cách nâng cao kiến thức, kỹ năng

VOV.VN - "Để vượt qua được sự sợ hãi để có thêm sự tự tin, mạnh mẽ, dám mơ ước, dám thực hiện và dám chịu trách nhiệm, người trẻ phải biết tự tạo "kháng thể" tinh thần cho bản thân bằng cách nâng cao kiến thức, kỹ năng, đôi khi là phải đương đầu với thách thức để tạo "kháng thể" tinh thần, đây mới là phương pháp hữu hiệu để chống đỡ với áp lực của cuộc sống".

Đây là chia sẻ của Bác sĩ Đỗ Doãn Bách, Phòng C3 -Viện Tim Mạch - Bệnh Viện Bạch Mai, gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 tại Diễn đàn “Người trẻ và trách nhiệm với đất nước” do Trung ương Đoàn tổ chức chiều nay (27/12).

"Đôi khi cần đương đầu với thử thách để có kháng thể chống đỡ với áp lực cuộc sống"

Nói về trách nhiệm của thế hệ trẻ, BS Đỗ Doãn Bách cho rằng, tuổi trẻ là độ tuổi thanh thiếu niên, giai đoạn quan trọng của cuộc đời mỗi con người. Nói đến tuổi trẻ sẽ liên tưởng tới sức khoẻ, niềm tin, khát vọng mãnh liệt. Đây là thời gian quan trọng nhất để hình thành nên lý tưởng và lẽ sống, là động lực phát triển và cống hiến khi trưởng thành.

“Với độ tuổi vàng như vậy, trách nhiệm của người trẻ vô vùng lớn lao. Tuổi trẻ tất nhiên khi hừng hực niềm tin, ý chí xông pha vào mưa bom, bão đạn nhưng không phải là không có lúc sợ hãi. Sợ hãi chính là cơ chế phòng vệ của cơ thể, để đảm bảo cho chúng ta được an toàn. Nhưng đôi khi sợ hãi làm nhụt ý chí, che lấp đi mất lý tưởng cao đẹp, tận tâm phục vụ cho tổ quốc, đồng bào.

Khi làm nghề bác sĩ, tôi luôn phải đối mặt với những thời khắc sinh tử, những quyết định mà sẽ thay đổi số phận của một người. Đây là lời nguyền và cũng là đặc ân. Đôi khi phân vân không biết rằng quyết định của mình là đúng hay sai, là giúp hay hại họ. Có những thời gian tôi cảm thấy mình lo lắng và sợ hãi những quyết định này.

Nhưng nếu bạn để sợ hãi ra phía trước thì nó sẽ là rào cản làm bạn lùi bước, tuy nhiên nếu chúng ta thay đổi góc nhìn, thay đổi tư duy để đưa sự sợ hãi ra phía sau thì nó sẽ trở thành động lực. Quả thật như vậy, sự sợ hãi khi tôi mới vào nghề đã là động lực để tôi trau dồi chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tăng thêm kinh nghiệm và trải nghiệm cho bản thân để cố gắng trở thành một bác sĩ giỏi”, BS Đỗ Doãn Bách chia sẻ.

Theo BS Đỗ Doãn Bách, một trong những điều kiện thuận lợi nhất cho giới trẻ hiện nay là thế giới bùng nổ công nghệ và thông tin. Đây là cơ hội đồng thời cũng là thử thách. Chính bối cảnh đó giúp thế hệ trẻ có được những ưu điểm như tự lập từ sớm, có sự tự tin nhất định, năng động, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, thích khám phá những điều mới lạ… Nhưng nếu không biết sàng lọc thông tin, thậm chí nhầm lẫn giữa thế giới ảo và thật cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực như ích kỷ, vô tâm, lười lao động, thực dụng, không thích bị phê bình, đua đòi, dễ dàng nản chí và trong đó là tâm lý sợ trách nhiệm… thái độ làm việc cầm chừng với quan điểm “làm nhiều thì sai nhiều, làm ít sai ít, không làm thì không sai”, đạt quyền lợi cá nhân lên trước gia đình, cộng đồng và xã hội.

BS Đỗ Doãn Bách khẳng định với tính kết nối nhanh, nội dung phong phú mạng xã hội đã là một phần không thể thiếu với giới trẻ. Nếu biết cách sử dụng tốt đây sẽ là công cụ hữu hiệu để kết nối trong học tập và làm việc, ngược lại thì đó cũng gây những hệ lụy không tốt về tinh thần cũng như đời sống của người trẻ do bị nhiễu thông tin. Đối với các bạn đang ngồi trên giảng đường thì đó là áp lực học tập, áp lực thi cử, sau khi tốt nghiệp thì lại áp lực việc làm, áp lực lựa chọn công việc phù hợp, đi làm rồi thì  là áp lực công việc. Chủ yếu là các bạn bị áp lực bởi các mục tiêu do có sự so sánh với mọi người xung quanh.

Để vượt qua được sự sợ hãi để có thêm sự tự tin, mạnh mẽ, dám mơ ước, dám thực hiện và dám chịu trách nhiệm, BS Bách cho rằng, người trẻ phải biết tự tạo kháng thể tinh thần cho bản thân bằng cách nâng cao kiến thức, kỹ năng, đôi khi là phải đương đầu với thách thức để tạo kháng thể tinh thần, đây mới là phương pháp hữu hiệu để chống đỡ với áp lực của cuộc sống.

“Tôi tin rằng người trẻ chúng ta phải luôn cố gắng duy trì trong tâm trí mình sự trong sáng của tuổi trẻ để lắng nghe được chính bản thân chúng ta muốn làm gì, cần làm gì. Khi đó, chúng ta sẽ có mục tiêu rõ ràng, sẽ không sợ sai. Luôn phát huy tốt 6 dám: dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách để từng bước phát triển bản thân, sự nghiệp của mình cùng với sự phát triển của đất nước, thậm trí là toàn nhân loại”, BS Đỗ Doãn Bách nhắn nhủ.

Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm - yêu cầu cấp bách đối với thế hệ trẻ

Cùng chia sẻ về trách nhiệm của người trẻ với xã hội và đất nước, TS Chu Đức Hà, Giảng viên khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, trong bối cảnh thế giới biến động với các xung đột địa chính trị, Việt Nam chúng ta trở thành một điểm sáng nổi bật về phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và yêu chuộng hòa bình. Trong bức tranh này, vai trò và trách nhiệm của giới trẻ đối với đất nước luôn là đề tài sôi nổi và quan trọng. Thế hệ trẻ đang đứng trước những cơ hội lớn cũng như thách thức không nhỏ trong việc định hình tương lai của đất nước.

Là một giảng viên, nhà khoa học trẻ, TS Chu Đức Hà cho rằng, tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám nhận trách nhiệm" không chỉ là một nguồn cảm hứng mà còn là một nguyên tắc hướng dẫn quan trọng trong suốt sự nghiệp khoa học của mình.

Dẫn chứng trong thực tế lĩnh vực nghiên cứu của bản thân, TS Chu Đức Hà cho biết, trong môi trường nghiên cứu, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, hai từ "dám nghĩ" được thể hiện bằng sự hiếu kỳ, không ngừng đặt ra những câu hỏi mới, thách thức những bài toán thực tế của biến đổi khí hậu và mở rộng giới hạn của kiến thức hiện có.

“Làm sao sản xuất lúa gạo từ 5-6 tấn/ha có thể đạt được 7-8 tấn/ha, làm sao cây lúa của chúng ta có thể chịu được xâm nhập mặn, ngập úng hay kháng lại được sâu bệnh hại. Khi đó, sự sáng tạo và tò mò không bao giờ hết chính là những động lực quan trọng giúp các nhà khoa học chúng tôi tiếp tục hành trình khám phá khoa học.

Còn ở thành tố “dám làm”, với tôi, là dám khám phá, dám đổi mới, và dám chấp nhận thất bại như một phần của quá trình học hỏi, vốn là một lẽ rất thường quy trong nghiên cứu khoa học. Dám làm ở đây cũng là dám đứng lên nói về quan điểm của bản thân về vấn đề nghiên cứu, từ đó thể hiện hình ảnh và trách nhiệm của các nhà khoa học chúng tôi trên sân chơi toàn cầu. Trong khi việc thực hiện nghiên cứu ở Việt Nam chưa bao giờ là thuận lợi, với rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về cách tiếp cận, về chia sẻ thông tin.

Ở đây, bản thân tôi xin được nêu 2 tấm gương thực hành khẩu hiệu dám nghĩ dám làm, dám nhận trách nhiệm suốt đời. Đó là thầy KS. Hồ Quang Cua và GS. Võ Tòng Xuân, những người dám đương đầu với thử thách, những người dám đổi mới trong tư duy nghiên cứu và những người dám chịu trách nhiệm về cả chặng đường nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nông nghiệp. Để rồi, mới gần đây thôi, lúa gạo của Việt Nam tiếp tục được vinh danh trên những diễn đàn quốc tế. Các thầy sẽ là tấm gương cho những thế hệ hậu bối chúng tôi học tập suốt đời”, TS Chu Đức Hà chia sẻ.

Giảng viên Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN cho rằng, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới tới nay, nếu không đổi mới tư duy, không có những con người dám nghĩ, dám làm thì có lẽ đất nước sẽ không có được cơ đồ, vị thế như hiện nay. Đây không chỉ là lời khích lệ mà còn là một yêu cầu cấp bách đối với thế hệ nhà khoa học trẻ giúp tiến xa trong sự nghiệp, góp phần vào sự phát triển của khoa học và công nghệ trong nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Tư duy nhìn vào giáo dục là nghĩ đến thi cử tạo ra tầm nhìn hạn hẹp”
“Tư duy nhìn vào giáo dục là nghĩ đến thi cử tạo ra tầm nhìn hạn hẹp”

VOV.VN - Theo lộ trình của Bộ GD-ĐT, năm học tới 2024-2025 sẽ là năm cuối cùng, hoàn thành quá trình thay SGK từ lớp 1 đến lớp 12. Chương trình GDPT với mục tiêu mới, dẫn đến những thay đổi về phương thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên cũng như điều chỉnh nội dung, phương thức của các kỳ thi lớn như tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT.

“Tư duy nhìn vào giáo dục là nghĩ đến thi cử tạo ra tầm nhìn hạn hẹp”

“Tư duy nhìn vào giáo dục là nghĩ đến thi cử tạo ra tầm nhìn hạn hẹp”

VOV.VN - Theo lộ trình của Bộ GD-ĐT, năm học tới 2024-2025 sẽ là năm cuối cùng, hoàn thành quá trình thay SGK từ lớp 1 đến lớp 12. Chương trình GDPT với mục tiêu mới, dẫn đến những thay đổi về phương thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên cũng như điều chỉnh nội dung, phương thức của các kỳ thi lớn như tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT.

Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu 2023
Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu 2023

VOV.VN - Tối 26/12, tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2023.

Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu 2023

Vinh danh 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu 2023

VOV.VN - Tối 26/12, tại Hà Nội, Uỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2023.

Hình ảnh thế hệ sinh viên hôm nay là làm chủ, ứng dụng thành thạo KHCN
Hình ảnh thế hệ sinh viên hôm nay là làm chủ, ứng dụng thành thạo KHCN

VOV.VN -GS.TS. Trần Xuân Bách cũng cho rằng, chúng ta chính là những người vẽ lên thành công trong cuộc đời của mình. Và một trong những phác thảo của hình ảnh thế hệ sinh viên hôm nay và tương lai là làm chủ, ứng dụng thành thạo khoa học công nghệ.

Hình ảnh thế hệ sinh viên hôm nay là làm chủ, ứng dụng thành thạo KHCN

Hình ảnh thế hệ sinh viên hôm nay là làm chủ, ứng dụng thành thạo KHCN

VOV.VN -GS.TS. Trần Xuân Bách cũng cho rằng, chúng ta chính là những người vẽ lên thành công trong cuộc đời của mình. Và một trong những phác thảo của hình ảnh thế hệ sinh viên hôm nay và tương lai là làm chủ, ứng dụng thành thạo khoa học công nghệ.

Bế mạc Đại hội sinh viên, ra mắt Hội đồng tư vấn, đồng hành cùng sinh viên
Bế mạc Đại hội sinh viên, ra mắt Hội đồng tư vấn, đồng hành cùng sinh viên

VOV.VN - Sáng nay (20/12), diễn ra phiên bế mạc của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tại đại hội đã ra mắt Hội đồng tư vấn, đồng hành với sinh viên giai đoạn 2023 - 2028.

Bế mạc Đại hội sinh viên, ra mắt Hội đồng tư vấn, đồng hành cùng sinh viên

Bế mạc Đại hội sinh viên, ra mắt Hội đồng tư vấn, đồng hành cùng sinh viên

VOV.VN - Sáng nay (20/12), diễn ra phiên bế mạc của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tại đại hội đã ra mắt Hội đồng tư vấn, đồng hành với sinh viên giai đoạn 2023 - 2028.

Sinh viên khó tiếp cận nguồn vốn khi khởi nghiệp, lập nghiệp
Sinh viên khó tiếp cận nguồn vốn khi khởi nghiệp, lập nghiệp

VOV.VN - Để khởi nghiệp, điều kiện tiên quyết cần có vốn. Vốn ở đây bao gồm tài chính, giáo dục, mối quan hệ và uy tín. Trong đó, nguồn vốn giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng.

Sinh viên khó tiếp cận nguồn vốn khi khởi nghiệp, lập nghiệp

Sinh viên khó tiếp cận nguồn vốn khi khởi nghiệp, lập nghiệp

VOV.VN - Để khởi nghiệp, điều kiện tiên quyết cần có vốn. Vốn ở đây bao gồm tài chính, giáo dục, mối quan hệ và uy tín. Trong đó, nguồn vốn giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng.